Sức mạnh của lời khen ngợi trong giao tiếp
Cuộc sống hiện đại quá bận rộn, hàng ngày mỗi người phải lo rất nhiều công việc, đôi lúc chúng ta quá ích kỉ mà quên đi mất lời khen ngợi dành cho những người xung quanh. Lời khen ngợi không những vừa giúp tạo động lực vừa giúp người khác nhận ra ưu điểm, sở trường của mình.
Những người thành công biết dùng nụ cười, lời khen biểu lộ sự thân thiết để khuyến khích, khẳng định giá trị của người khác và rất ít khi nói những câu chán nản. Biêt cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen ngợi đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất. Biết cách đưa ra lời khen chân tình là kỹ năng giao tiếp cần thiết mà ai cũng cần.
1. Đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình
Đâu là sự khác biệt giữa lời khen làm thăng hoa và lời xu nịnh phá hỏng mối quan hệ? Các nhà khoa học xã hội và các nhà tâm lý nhận ra rằng:
Lời khen từ một người lạ có sức thuyết phục hơn những người mà ta đã biết.
Lời khen của bạn sẽ có độ tin cậy lớn hơn khi lời khen đó dành cho một người “kém hấp dẫn” hoặc một người hấp dẫn bạn chưa từng gặp mặt trước đó.
Bạn sẽ được coi trọng hơn nếu như bạn mở đầu những lời khen của mình bằng thái độ khiêm tốn đối với những người ngang hàng hoặc thấp kém hơn mình. Ngược lại, nếu bạn có vị trí thấp hơn họ, những lời khiêm tốn, hạ mình sẽ làm giảm độ tin cậy trong lời khen của bạn (dễ bị đánh giá là xun xoe, xu nịnh).
Dưới đây là 6 cách đưa ra lời khen hiệu quả
Khen ngợi chứ không tâng bốc
Để tránh những trường hợp bị nghĩ là đang bợ đỡ, bạn hãy đưa ra lời khen gián tiếp thông qua một người thứ ba. Thay vì nói trực tiếp với ai đó (ông chủ, khách hàng, cấp trên, người mà bạn thầm yêu,…) sự ngưỡng mộ của bạn đối với họ, hãy nói điều đó với người có quan hệ thân thiết với đối tượng mà bạn muốn khen.
Đây là cách giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị nghi ngờ rằng bạn là kẻ xu nịnh đang cố gắng đạt điều mình muốn. Đưa ra lời khen gián tiếp thông qua một người thứ ba, bạn cũng sẽ để lại cho đối tượng tiếp nhận niềm hạnh phúc tuyệt với rằng bạn đang nói với cả thế giới về những ưu điểm lớn của họ.
Bất cứ khi nào bạn nghe được lời tán dương về người nào đó, hãy ghi nhớ nó và nói lại với người được tán dương. Khi đó người được khen sẽ vô cùng hạnh phúc và tất nhiên họ sẽ yêu quý những người mang lại cho họ tin tức vui vẻ, tốt lành.
Ngầm bày tỏ sự ngưỡng mộ
Không nên đưa ra những lời khen quá lộ liễu, chỉ nên ngụ ý điều gì đó đối với người đối thoại với bạn. Bạn cũng phải hết sức chú ý về những hàm ý không tốt ngoài ý muốn như: “ Mặc dù hơi mập nhưng bản nhảy rất đẹp”, “Bạn rất cao nhưng bạn quá gầy”.
Một cách ngầm khen ngợi khác đó là “lời khen tình cờ”: khéo léo đưa ra lời khen vào trong câu nói của bạn. Ví dụ: “Bạn quá rành về luật hợp đồng nên bạn tìm hiểu kỹ trước khi ký kết còn tôi thật là dại dột vì đã không làm như vậy”….
Lời khen trực tiếp “đặc biệt”
Đó là lời khen ngợi về một phẩm chất rất cá nhân nhưng cũng rất cụ thể mà bạn nhận ra ở một người nào đó. Lời khen “đặc biệt” không phải là: “Cái áo của bạn rất đẹp” hoặc “Bạn là một người tử tế”. Hãy tìm kiếm một phẩm chất lôi cuốn, cụ thể và độc đáo mà người đó có được như: “Đôi mắt của bạn mới đẹp làm sao”, “Bạn là một người rất trung thực, hiếm có”….
Hầu như mọi người đều thích nhận được lời khen “đặc biệt của riêng mình”, và tất cả mọi người đều có cảm giác thân thiện với người khen tặng. Nhưng phải chú ý 3 quy tắc sau:
+ Quy tắc 1 – chỉ nói riêng với người nhận: nếu bạn đứng cùng một nhóm phụ nữ và bạn khen ngợi một người phụ nữ có dáng người cân đối thì những người phụ nữ khác sẽ cảm thấy mình như thùng mỡ vậy… Đồng thời, bạn làm cho người nhận lời khen cũng cảm thấy không thoải mái gì.
+ Quy tắc 2 – hãy làm cho người ta tin vào lời khen đặc biệt của bạn. Ví dụ như: tôi là một người không có khiếu âm nhạc, nếu ai đó nói rằng họ thích giọng hát của tôi, tôi biết đó là những lời nhảm nhí, không thật tình.
+ Quy tắc 3 – chỉ nói duy nhất một “lời khen đặc biệt” với một người trong vòng nửa năm. Nếu không bạn sẽ bị xem là một người giả dối, bợ đỡ, xu nịnh…
“Lời khen đặc biệt” có thể lôi cuốn được tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi bạn nói chuyện với người mới quen, với một người lạ mà bạn muốn kết bạn lâu dài.
Thường xuyên đưa ra lời khen nhẹ nhàng
Là những lời khen nhanh gọn mà bạn tình cờ thêm vào cuộc đối thoại của mình.
Ví dụ: “Hay lắm, không tệ chút nào”, “Công việc tốt lắm”, “Con lau dọn phòng sạch đấy”, ….
Những lời khen nhẹ nhàng chỉ là những điều nho nhỏ nhưng chúng có ý nghĩa rất lớn.
Đưa ra lời khen đúng lúc
Khi ai đó lạp được một thành tích, dù cho nó là một kỳ tích hay thành tựu nhỏ, ngay lập tức bạn hãy tự động khen đúng thời điểm họ vừa hoàn thành – không phải là sau 10 phút, 20 phút mà phải là ngay lúc đó. Lời khen đúng lúc đó sẽ không để giây phút hạnh phúc của họ trôi qua vì lời khen muộn màng của bạn.
Lời khen chân tình: Sự lắng nghe
Lời khen chân tình, lời khen “không lời” chính là kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, “không nói mà là khen” bởi sự lắng nghe chăm chú thể hiện sự tôn trọng, đánh giá cao người khác. Vả lại, có lắng nghe thật sự ta mới có thể khám phá ra niềm kiêu hãnh của mỗi người và thừa nhận sự đặc biệt riêng của họ. Cách khen chân tình bằng sự lắng nghe này còn giúp những bạn rụt rè hoặc ít nói vẫn được tôn trọng và yêu mến hơn dù không biết tán dương bằng lời.
2. Cách tiếp nhận lời khen
Ngoài việc biết cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình, bạn cũng nên nhớ cách tiếp nhận và đáp lại lời khen khi người khác khen bạn.
Nhiều người rất khiêm tốn khi nhận lời khen từ ai đó. Câu trả lời chung nhất thường là: “Ồ, có gì đâu, chuyện vặt mà!” hay “Em thấy cũng chẳng tài giỏi gì, chỉ là may thôi”…
Và cách đáp lại lời khen ấy sẽ thêm lần nữa khẳng định giá trị thật của bạn cũng như nhận xét của người khen bạn. Sau đây là cách gợi ý để bạn trở lên lịch thiệp hơn trong cách tiếp nhận lời khen.
Lưu tâm:
Bắt đầu bằng việc lưu tâm đến cách bạn sẽ đáp trả như thế nào? Bạn sẽ từ chối lời khen ấy hay bạn sẽ lúng túng không biết đáp lại ra sao?
Thực hành:
Bạn sẽ nói gì? Thường thì một lời cảm ơn chân thành cộng với nụ cười ấm ấp, thân thiện là đủ để bày tỏ sự cảm kích của bạn rồi. Hãy lưu ý đếm cảm xúc của bạn khi cần giải thích vì sao mình đạt được thành công xứng đáng với những ngợi khen đó, hoặc trường hợp bạn cần có những lời khen đáp lại khi bạn và người khen bạn cùng chia sẽ một vinh quang chẳng hạn.
Tạm ngừng:
Khi ai đó khen bạn hãy dừng một chút trước khi đáp lại. Trong khoảng thời gian đó bạn hãy hít thở thật sâu và nhẩm lại điều bạn đã tập luyện trước ở nhà. Nếu bạn không có điểm dùng này có thể bạn lại tiếp tục lặp lại thói quen “khiêm tốn” đang muốn sửa từ lâu.
Chú ý đến mục đích thật sự của lời khen:
Bạn nên thoải mái khi đón nhận lời khen nhưng vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì. Nhờ đó bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự hay mang hàm ý mỉa mai. Nếu biết được người khen mình chân thành , bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp những lần sau. Ngược lại, khi bạn cố ra vẻ ta đây không đáng, lần sau bạn cũng sẽ nhận được đúng những gì bạn muốn.
Và sau cùng là hãy cho nhiều hơn nhận:
Luôn luôn là thế, khi bạn cho đi nhiều và chân thành, bạn sẽ được đền bù lại đúng những gì bạn đã cho. Đó có thể là rút đc thêm kinh nghiệm ứng xử qua cách quan sát người bạn khen đáp lại với bạn chẳng hạn. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn giảm thiểu tối đa những suy nghĩ tiêu cực khi bạn chọn cách sốn tích cực về mọi mặt.