Thất bại là một cơ hội và lạc quan là kho báu

Đời người không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Người ta sẽ luôn phải đối mặt với những khó khăn, thất bại và phiền não trong cuộc sống. Khi đối mặt với thất bại, nếu người ấy có thể giữ một cái nhìn lạc quan, tự tin và rộng mở, thì anh ta sẽ có thể chuyển bình thường thành giàu có, khó khăn thành thoải mái, và thậm chí có thể chuyển sự đau khổ trở thành những trải nghiệm tốt đẹp và quý giá.
 
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh rằng một người rộng lượng, hào phóng và lạc quan sẽ có một tâm hồn thanh thản, cũng như sống một cuộc sống thoải mái, khỏe mạnh và trường thọ.
 
Hai bác sĩ thuộc Trường Y của Đại học John Hopkins đã từng làm một nghiên cứu như sau: 127 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên, tốt nghiệp từ năm 1949 đến 1964, được chia làm hai nhóm dựa trên tính cách của họ. Những người trong nhóm 1 là thận trọng và thiếu thích nghi, trong khi những người trong nhóm 2 là lạc quan, cởi mở và linh hoạt. Những người trong nhóm 1 đã kết thúc với một tỷ lệ cao của bệnh tật và tử vong: 15 năm sau khi tốt nghiệp đại học, 13 người trong nhóm này đã qua đời, trong khi những người trong nhóm 2 vẫn còn sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc một người lạc quan hay không là có liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh và trực tiếp ảnh hưởng tới tuổi thọ của một người.
 
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Tào Tháo bại trận tại Xích Bích, 83 vạn đại quân bị Chu Du dùng hỏa công đánh bại, toàn quân gần như không còn một ai. Tuy nhiên trải qua mấy phen nguy nan, ông ta vẫn ngẩng mặt lên trời cười, không vì thế mà mất đi tự tin. Cuối cùng ý chí ngoan cường của Tào Tháo đã dẫn bại quân thoái khỏi vũng bùn của thất bại.
 
Tháng 12/1914, nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison đã chứng kiến phòng thí nghiệm của ông bị thiêu thành tro bụi bởi một vụ cháy lớn; chỉ trong một đêm, ông gần như đã mất đi tất cả thành quả nhờ lao động khó nhọc trong suốt cuộc đời mình. Mặc dù ông đã có được bảo hiểm số tiền 238.000 đô-la cho phòng thí nghiệm, nhưng tổn thất thực sự trong vụ cháy ước tính hơn 2 triệu đô-la.
 
Sáng hôm sau, Edison nhìn đống đổ nát và nói: “Có một giá trị lớn trong vụ tai nạn này. Tất cả sai lầm của ta đã bị thiêu trụi bởi ngọn lửa. Tạ ơn Chúa, con có thể bắt đầu lại từ đầu”. Ba tuần sau vụ cháy, Edison đã phát minh ra chiếc máy hát đầu tiên trên thế giới.
 
Thất bại và phiền não không chỉ khiến người ta trở nên thất vọng, mà nó còn là cơ hội để bắt đầu lại mới hoàn toàn, tựa như tôi luyện trong ngọn lửa khắc nghiệt.
 
Trên con đường nhân sinh, sau khi một người ngã xuống đất cho dù anh ta có rên rỉ kêu khóc bao nhiêu, nó cũng không hề có tác dụng gì. Chỉ bằng cách dũng cảm đứng dậy, người ấy mới thực sự là mạnh mẽ.
 
Mặc dù vụ cháy lớn đã thiêu rụi tất cả tài sản hữu hình của Edison, bao gồm sổ ghi chép dữ liệu và thiết bị thí nghiệm, nó không thể xóa đi sự lạc quan khoáng đạt của ông, và các ý tưởng cũng như quy trình vẫn nằm trong đầu Edison. Ông có thể bắt đầu lại bất cứ lúc nào.
 
Đại đa số con người thế gian quá lệ thuộc vào những thứ vật chất hữu hình, mà bỏ quên các tài sản vô hình, từ đó rất khó vượt qua thất bại và phiền não.
 
Lạc quan và cởi mở có thể khiến con người tân sinh, và nó chính là kho báu vô hình trong đời người.

 

Bình luận của bạn