Xây cầu nối Việt Nam - Trung Quốc: Hy vọng hàng nông sản

Đã có những buổi gặp gỡ đầu tiên

Tại Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, TP: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), ngày 22/11, lãnh đạo 2 tỉnh Lào Cai và Vân Nam đã chính thức thống nhất đề nghị xây cầu bắc qua sông Hồng để nối 2 huyện Bát Xát (Lào Cai) với Bá Sái (Vân Nam) nhằm tăng cường giao thương kinh tế.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 23/11, ông Hoàng Quốc Khánh - Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Lào Cai cho biết: "Dự án trên hiện tại vẫn chỉ dừng ở mức độ chủ trương, đề xuất và tỉnh đã giao cụ thể cho Sở GTVT nghiên cứu cụ thể".

Liên hệ ngay với Sở GTVT tỉnh Lào Cai, chia sẻ với Đất Việt, ông Nông Văn Hưng - Giám đốc Sở cho biết:

"Tổ công tác kinh tế hai bên đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên, bàn bạc bước đầu về vị trí, quy mô dự án, phương án xây dựng, nguồn vốn, tuy nhiên chắc chắn sẽ vẫn còn nhiều cuộc gặp gỡ nữa.

Nói tóm lại dự án trên đã có chủ trương thống nhất từ hai bên, chỉ là đang hoàn thiện văn bản để xin ý kiến của các Bộ, ngành và Chính phủ, nếu được đồng tình thì mới triển khai".

Xay cau noi Viet Nam-Trung Quoc: Hy vong hang nong san

Lễ khánh thành cầu Bắc Luân 2 nối Việt Nam - Trung Quốc hồi tháng 9/2017

Bên cạnh đó, theo ông Hưng, việc lựa chọn hai địa điểm trên để kết nối là vì bên Bá Sái đang hình thành khu hợp tác qua biên giới, bắt đầu làm cơ sở hạ tầng, bên Việt Nam thì cũng như vậy, nên địa hình cả hai bên đều phù hợp.

Hơn nữa, hiện nay cửa khẩu tiểu ngạch vẫn đang hoạt động mạnh, đi qua xã Bản Phiệt (huyện Bát Xát) rồi đi phà, đi thuyền qua bên huyện Ba Sái, nhập khẩu một số mặt hàng như táo, đường...nếu có cầu đi qua thì thuận tiện hơn.

Nhưng xét đến hiện tại, bên phía Trung Quốc làm bài bản hơn phía Việt Nam, họ còn làm cơ sở hạ tầng kèm theo, chúng ta thì chưa có gì nhiều.

"Nhu cầu từ phía Trung Quốc, Việt Nam đều mong có cây cầu càng sớm, càng tốt, đã qua bước chủ trương, việc cần làm hiện nay là phải có văn bản thống nhất vị trí, quy mô, phương án xây dựng, nguồn vốn rồi mới đến xin ý kiến Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng", ông Hưng cho hay.

 
 
 
5s

Ads by Blueseed

Thị trường có đi có lại

Ở góc độ khác, theo vị Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lào Cai, tỉnh cũng đã có chủ trương tận dụng cây cầu này kết nối với nhiều hệ thống đường giao thông khác.

Cụ thể là tuyến Quốc lộ 156B cũng đã nối thẳng lên huyện Bát Xát, hàng hóa vận chuyển theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, rồi vào QL70, đi qua địa phận TP Lào Cai, lên Quốc lộ 156B rồi tận dụng cây cầu này qua tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, thay vì phà, đò đỡ nguy hiểm, tiết kiệm thời gian hơn.

Dự kiến qúy 1/2018 tổ công tác lại họp với nhau thêm lần nữa để thống nhất vị trí xây dựng, hiện vị trí của chúng ta cách khoảng 50m so với bên Trung Quốc, nên phải khảo sát thực địa cụ thể lại, thống nhất cùng nhau thì mới làm được.

"Trước xây dựng cầu Kim Thành cũng mất mấy năm đàm phán, đi lại mới làm được. Cũng như dự tính làm cầu đường sắt Cổ Lồng từ ga Phố Mới đi huyện Bắc Hà Khẩu, mỗi khâu chọn chủ đầu tư được hoàn thiện, còn khâu xin ý kiến các Bộ ngành cũng rất lâu mới hoàn thành.

Riêng với dự án trên nguồn vốn đầu tư sẽ chia đôi, bên nước nào nước đó làm, chịu kinh phí", ông Hưng nhấn mạnh.

Trước lo ngại hàng Trung Quốc sang Việt Nam nhiều, theo ông Hưng, bấy lâu nay hàng nông sản hoa quả Việt nam xuất khẩu sang Trung Quốc rất nhiều như thanh long, rồi tại Bát Xát cũng nhiều mặt hàng được xuất đi, trong đó có nông sản, thực phẩm là chính.

Gần đây là chủ trương khai thác quặng sắt, cũng là mặt hàng chiến lược đưa qua phía nước bạn.

"Còn tại Lào Cai cũng ít hàng Trung Quốc, cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn mới nhiều, còn cửa khẩu Hà Khẩu chủ yếu vẫn là nhập khẩu vật tư thiết bị, phân bón, máy móc, không quá nhiều hàng hóa.

Còn tất nhiên thị trường cần mua nhiều thứ, kể cả thị trường bên kia cung cấp hoa quả, ngay gần như tỉnh Vân Nam cung cấp cho chúng ta nhiều hoa quả như táo, nho, đủ các loại quả, cũng vô cùng nhiều.

Thị trường phải có sự chấp nhận có đi có lại, bên kia chấp nhận hàng Việt Nam, chúng ta chấp nhận hàng Trung Quốc là được. Còn có loại hàng tái nhập, tái xuất chúng ta là nơi quá cảnh thu ít phí", ông Hưng cho hay.

Bình luận của bạn