10 bài kiểm tra sức khỏe phải thực hiện ở tuổi 40
1. Chụp quang tuyến vú
Là thử nghiệm để kiểm tra các mô vú có bị ung thư hay không. Hầu hết mọi phụ nữ đều được khuyên nên kiểm tra mỗi năm 1-2 lần. Bài kiểm tra này có thể đau và gây khó chịu vì phải làm các xét nghiệm sinh thiết. Song, đó là phương pháp tốt nhất để phát hiện sớm ung thư vú.
2. Xét nghiệm phiến đồ âm đạo
Hầu hết mọi phụ nữ thời nay đã quen với các xét nghiệm HPV, thực hiện hàng năm từ 20 tuổi trở lên. Tuy vậy, đến năm 40 tuổi, bạn nên làm thêm một xét nghiệm Pap. Đây là loại xét nghiệm sàng lọc một bệnh ung thư phát triển chậm, có thể mất vài năm để phát triển.
Thông thường, các tế bào ung thư được nhìn thấy ở những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Sàng lọc thường xuyên có thể giúp xác định ung thư cổ tử cung sớm, vào thời điểm nó có thể chữa được. Sàng lọc thậm chí tìm thấy các tổn thương tiền ung thư, giúp loại bỏ mầm bệnh trước khi nó bắt đầu phát triển.
3. Kiểm tra lượng đường trong máu
Những viên kẹo và thanh sô cô la ở tuổi 20-30 có thể sẽ để lại dấu tích trong cơ thể 40 tuổi với căn bệnh tiểu đường - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tim mạch. Việc kiểm tra sớm và định kỳ hàng năm là rất quan trọng trong phát hiện và điều trị bệnh. Thế nên, bắt đầu từ tuổi 40, chị em cần kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có những yếu tố như béo phì hoặc tiền sử gia đình.
4. Kiểm tra lượng cholesterol trong máu
Thức ăn ngày nay chủ yếu xoay quanh thịt, cá, trứng, đồ ăn nhanh, đồ hộp nên dễ gây cholesterol trong máu cao. Phụ nữ có tiền sử bị tim, huyết áp nên kiểm tra mỗi năm. Còn với những người được chẩn đoán bình thường thì khoảng 3-5 năm đi kiểm tra một lần. Cholesterol cao có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như đau tim, tắc động mạch và thậm chí đột quỵ. Để đảm bảo mức độ cholesterol của bạn ở trong tầm kiểm soát, hãy thăm khám ít nhất một lần một năm.
5. Kiểm tra thị lực
Đây là bài kiểm tra dễ bị bỏ qua nhất, đặc biệt là những người chưa từng mắc vấn đề về thị thực. Các chuyên gia cho rằng kiểm tra mắt ít nhất 2 năm một lần là điều cần thiết. Tuy nhiên, với những người đang có vấn đề về thị lực thì nên kiểm tra hàng năm.
6. Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp
Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Loại kiểm tra này nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh. Với phụ nữ trên 40, kiểm tra cứ 5 năm một lần.
7. Xét nghiệm mật độ khoáng xương
Nguy cơ loãng xương sẽ tăng lên theo tuổi. Mật độ khoáng xương sẽ ảnh hưởng lên độ chắc của xương, mật độ thấp có thể gây loãng xương. Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng ở những phụ nữ mãn kinh hoặc phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Nguy cơ loãng xương sẽ tăng lên theo tuổi và đặc biệt cao ở phụ nữ trên 65 tuổi. Bạn sẽ được đề nghị làm xét nghiệm đo mật độ khoáng của xương cũng như chụp phim X quang để tính toán nguy cơ loãng xương, từ đó sẽ có những can thiệp hợp lý.
8. Sàng lọc ung thư đại tràng
Ở nước ta, ung thư đại trực tràng đứng vị trí thứ năm, sau ung thư phổi, dạ dày, vú, vòm họng. Bệnh này thường gặp ở cả hai giới. Để giảm bệnh này, bạn nên bắt đầu giảm chất béo và tinh bột, hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt hun khói…), tăng cường chất xơ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày và không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác.
9. Đo chỉ số cơ thể (BMI)
BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng nhằm xác định xem một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì và đánh giá các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Chỉ số BMI của bạn được tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể, tính bằng kg)/ (chiều cao x chiều cao, tính bằng m). Nếu kết quả dưới 18.5 là bạn thiếu cân và đối mặt với vấn đề trục trặc ở khả năng sinh sản, bệnh thiếu máu hay nguy cơ loãng xương; từ 18,5-25 là con số chuẩn, từ 25-30 là bạn đang thừa cân; BMI 30-40 là bạn đang béo cần giảm cân; BMI trên 40 thì bạn rất béo, cần giảm cân ngay.
10. Khám da
Những nốt ruồi hay đốm tàn nhang tự nhiên đổi màu - hình dạng hay kích thước; một đốm nhỏ mới xuất hiện có hình dạng và màu sắc khác hẳn với những đốm khác trên cùng một vùng da; một vết loét lâu lành… chính là dấu hiệu của ung thư da. Nếu bạn thấy có những dấu hiệu trên, hãy đến gặp