Biếng ăn do bệnh lý
Biếng ăn thường là hậu quả sớm của bệnh lý tiêu hóa, hay kèm nôn trớ, táo bón hoặc tiêu chảy. Các bệnh nhiễm khuẩn khác thường gặp là tiêu chảy, viêm đường hô hấp, tiết niệu, giun sán... Các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như sốt rét, lao, hay gây biếng ăn kéo dài.
Biếng ăn có thể gặp khi bé dùng thuốc như sử dụng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, D quá liều.
Khi bé mọc răng thường hay quấy khóc, khó chịu và biếng ăn, nhất là lần mọc răng đầu tiên. Biếng ăn xuất hiện trong vài tuần và hết khi răng mọc. Đây chỉ là triệu chứng nhất thời không cần điều trị. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm loét lưỡi không muốn ăn vì sợ đau.
Chế độ ăn mất cân đối
Cho bé ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn hoặc ăn quá nhiều bữa dẫn đến ức chế bài tiết các men tiêu hóa, đồng thời làm cho con sợ ăn.
Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít bị biếng ăn nhưng có thể biếng ăn ở thời kỳ ăn bổ sung do thay đổi chế độ ăn, ngoài bú mẹ, con bắt đầu ăn bột, thức ăn hoàn toàn mới lạ, con hay bị biếng ăn kéo dài cho đến khi quen với chế độ ăn mới.
Cách chế biến thức ăn đơn điệu, ít thay đổi món ăn, không phù hợp với khẩu vị của con cũng làm con biếng ăn.
Biếng ăn là do chế độ ăn thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C và các vi khoáng như kẽm, sắt, đồng...
Biếng ăn tâm lý
Thường gặp ở những con hay hờn dỗi, dễ khóc, dễ xúc cảm. Trẻ cũng có thể đột ngột biếng ăn do thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn, nhất là con phải xa mẹ dễ gây thay đổi tâm trạng làm trẻ không muốn ăn.
Những bé là con một hoặc con út thường được bố mẹ quá nuông chiều, hoặc bắt ép ăn gây tâm lý sợ hãi khi ăn.
Một số con biếng ăn là do thái độ cư xử của bố mẹ lạnh nhạt với con hoặc quát mắng, dọa dẫm con trong khi ăn gây ức chế sự thèm ăn.
Đâu là giải pháp?
Ảnh minh họa
Các mẹ khi thấy con biếng ăn luôn tìm đủ mọi cách để giúp con vượt qua tình trạng đó. Từ việc thăm khám bác sỹ dinh dưỡng, kiểm tra sức khỏe, cho con vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn, ép con ăn, dùng thuốc… Nhiều khi biện pháp kể trên áp dụng đều không mang lại hiệu quả triệt để. Lý do có lẽ là: tình trạng biếng ăn của trẻ là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải các nguyên nhân riêng rẽ đó. Chính vì vậy, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tư vấn các biện pháp kết hợp sau nhằm cải thiện tích cực tình trạng biếng ăn của bé.
- Đưa trẻ thăm khám tổng quát xem có mắc bệnh lý gì không, nếu có cần điều trị triệt để.
- Thay đổi thực đơn cho bé đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo khẩu vị của bé.
- Tạo hứng thú ăn cho bé bằng cách ăn cùng bé, cho bé cùng vào bếp chuẩn bị thức ăn với mẹ.
- Khuyến khích trẻ tăng cường vận động, hoạt động ngoài trời.
- Sử dụng các chế phẩm thảo dược chuẩn hóa có 3 tác động vừa kích thích trực tiếp trẻ ăn ngon, vừa tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, vừa bồi bổ cơ thể bằng các vi chất thiết yếu. Một số loại thảo dược chuẩn hóa của châu Âu được chứng minh sử dụng hiệu quả và an toàn cho trẻ trong điều trị biếng ăn theo các cơ chế toàn diện kể trên như hạt cỏ Cari, rễ Long đởm vàng, ngọn Centaury, Phấn hoa, Mầm lúa mì.