4 triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi...

Ví dụ như khi lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hay khi lượng muối mật giảm đi sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Ngoài ra, còn có thể gặp sỏi sắc tố mật hình thành do sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan… 

Nguyên nhân gây sỏi túi mật

- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc sỏi túi mật, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn nam giới.

- Thừa cân hoặc béo phì

- Giảm vận động của túi mật: do ít vận động, ngồi nhiều; chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.

- Chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol.

Triệu chứng sỏi mật

Bệnh sỏi mật có nhiều hiểu hiện triệu chứng tương tự nhau, các triệu chứng phổ biến nhất có thể xảy ra là:

- Đau bụng, mạn sườn: Vị trí đau của sỏi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của sỏi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày - tá tràng, đại tràng.

4 triệu chứng phố biến của bệnh sỏi mật 

- Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, bệnh nhân có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng và của đường tiêu hóa.

- Vàng da: Bệnh sỏi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da.

- Sốt: Là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi hoặc bùn mật.

Nhiều người bị sỏi nói chung và sỏi mật nói riêng băn khoăn là không biết có nên phẫu thuật lấy sỏi hay không, có nên cắt túi mật khi bị sỏi không, rồi sau khi phẫu thuật thì sẽ như thế nào ?

Sỏi mật là bệnh mãn tính và có khả năng tái phát rất cao sau phẫu thuật. Vậy nên dùng cách điều trị sỏi mật nào để vừa đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí, và quan trọng và có thể điều trị được tận gốc, loại trừ căn nguyên của nó?

- Đối với trường hợp phát hiện sỏi quá muộn, sỏi đã làm viêm nhiễm, biến chứng, sỏi đã có kích thước lớn thì bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân phẫu thuật sớm. Đa số người bị sỏi mật đều có chức năng gan mật không tốt, sự mất cân băng dịch mật là căn nguyên gây bệnh nên sau phẫu thuật người bệnh nên có chế độ ăn uống ít dầu mỡ, uống nhiều nước…kết hợp dùng các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ chức năng gan mật tốt hơn.

- Đối với các trường hợp sỏi còn nhỏ, phát hiện sớm thì người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tán sỏi, kiềm chế sỏi tăng kích thước, cải thiện chức năng gan mật để kiểm soát sỏi, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

Bình luận của bạn