5 thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường hay bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Có những thói quen tưởng chừng không liên quan đến bệnh tiểu đường nhưng lại là nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như ngủ quá ít, stress, thừa cân hay ăn quá nhanh...
1. Ăn quá nhanh: "Những người ăn quá nhanh sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những người ăn chậm", đây là kết luận của các nhà khoa học Ấn Độ.
Ăn quá nhanh khiến cho dạ dày và não bộ không kịp "giao tiếp" và làm cho cơ thể không nhận được tín hiệu "no", lượng thực phẩm vào cơ thể nhiều hơn bình thường. Lượng thức ăn vào cơ thể liên tục khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường... từ đó ảnh hưởng đến sự điều tiết insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
2. Ngủ quá ít: Giấc ngủ quan trọng với sức khỏe không kém gì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Theo các nhà khoa học thì cách thức chúng ta ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, các hormone kiểm soát sự thèm ăn và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não đối với các loại thực phẩm. |
Hơn thế, việc thiếu ngủ còn làm suy yếu khả năng đáp ứng của các tế bào mỡ với insulin. Do đó, những người ngủ ít thường phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro về sức khoẻ, bao gồm cả béo phì và bệnh tiểu đường loại 2. |
3. Stress và thừa cân: Theo các nhà nghiên cứu Thụy Điển thì sự phiền muộn, chán nản, lo lắng trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở nam giới. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ càng tăng lên ở những người "sở hữu" cả hai yếu tố: stress và thừa cân. Chất epinephrine (sinh ra khi thần kinh bị kích động, tress) sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến việc dư thừa axit béo. |
Khi cơ thể hoạt động, các axit béo này sẽ tiêu hao, như vậy glucose trong cơ thể sẽ bị dồn lại, không được đốt cháy. Glucose không bị đốt cháy sẽ dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu tăng, lâu dần thành bệnh tiểu đường. Vì vậy, nếu bạn đang bị thừa cân, hãy thận trọng với những cơn stress. Và nếu bạn lại thường xuyên bị stress, thì nên kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường type 2. |
4. Hút thuốc lá: Hút thuốc chính là một trong số những ‘thủ phạm” làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 bởi vì khi hút thuốc lá, chất nicotin sẽ kích thích lên hệ thần kinh trung ương và toàn cơ thể. Càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, rối loạn các hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể. |
Từ đó, cơ thể bị giảm sức đề kháng, kể cả sức đề kháng với tác động của chất insullin cũng không được đảm bảo (insulin là một hormone điều chỉnh sự hấp thu đường của các tế bào). Hoặc cơ thể có sản xuất insulin nhưng không đủ để giữ đường ( glucose) trong máu ở mức bình thuờng, dẫn đến bệnh tiểu đường. |
5. Ăn tối không khoa học: Đối với tuổi già và trung niên, nếu tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong bữa ăn tối, đặc biệt là thức ăn khó tiêu hóa, thức ăn có chứa nhiều chất béo và protein, thì tức là bạn đã đặt một áp lực rất lớn cho tuyến tụy và bắt tuyến tụy phải làm việc quá tải. Điều này khiến cho tuyến tụy sớm bị yếu đi, từ đó, khả năng điều tiết insullin giảm, gây ra nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao. |