8 cảnh báo của cơ thể khi bạn ăn kiêng hoặc ăn không đủ dinh dưỡng
Ăn không đủ có thể gây ra những tác động nguy hiểm cho sức khỏe về lâu về dài. Cơ thể rất thông minh, vì vậy khi không được nạp đủ lượng dinh dưỡng, sẽ có những dấu hiệu cảnh báo như nhức đầu, táo bón, mệt mỏi kéo dài…
Tâm trạng thất thường
Tâm trạng bị ảnh hưởng rất nhiều do tình trạng thiếu hụt calo.
Theo Giáo sư Caroline Apovian, Giám độc của Trung tâm kiểm soát dinh dưỡng và Cân nặng, Boston (Mỹ) thì tâm trạng bực bội, bứt rứt là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Cảm giác ‘đói’ sẽ khuếch đại những cảm xúc tiêu cực trong cơ thể như như lo lắng, bồn chồn…
Giáo sư Caroline lý giải: ‘Bạn đang lo lắng, đó là một cách dễ hiểu bộ não nói với bạn về tình trạng cơ thể không có đủ calo và có điều gì đó bất thường.
Đây là một phản xạ xuất hiện từ thời tiền sử, khi con người không có đủ thức ăn để ăn, người ta sẽ cảm thấy lo lắng và căng thẳng… Trạng thái tâm lý này thôi thúc người ta ra ngoài và săn một con hươu về để ăn’.
Cảm thấy yếu ớt
Calo là cách mà chúng ta đo năng lượng mà thức ăn cung cấp cho cơ thể. Khi thiếu năng lượng, cơ thể đương nhiên sẽ mệt mỏi, yếu ớt, lơ đãng liên tục…
Lúc này, bạn không thể thực hiện nhiều công việc cần sự phối hợp của các chức năng trong cơ thể. Ngay cả những việc bình thường không cần mất nhiều sức để hoàn thành, giờ đây cũng trở nên thật khó khăn.
Thường xuyên bị đau đầu
Đau nửa đầu hoặc đau đầu là một cách khác để cơ thể cảnh báo rằng bạn đang ăn không đủ.
Ăn nhanh, bỏ bữa hay các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có thể gây ra chứng bệnh này. Đây thường là hệ quả của lượng đường trong máu quá thấp – còn gọi là chứng hạ đường huyết.
Bị táo bón
Nếu bạn ăn không đủ, bạn cũng đồng thời không nạp đủ chất xơ và có xu hướng hấp thụ được ít insulin hơn từ tuyến tụy.
Sự thiếu hụt insulin lại dẫn đến tình trạng mất nước trong cơ thể, không có môi trường để làm loãng các chất bài tiết, điều này chính là nguyên nhân gây ra táo bón.
Rụng tóc
Tóc rụng là một dấu hiệu chỉ ra rằng bạn đang ăn không đủ dưỡng chất trong suốt một giai đoạn dài.
Khi bạn ăn thiếu chất, cơ thể bạn sẽ quyết định gửi chất dinh dưỡng, như là protein, đến những cơ quan thiết yếu.
Ví dụ, thay vì gửi protein đến tóc, cơ thể sẽ gửi protein đến những cơ quan khác được đánh giá là quan trọng hơn, như tim, gan, thận… Chính vì thế mà tóc bị gẫy, rụng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn ít hơn nhu cầu của cơ thể.
Luôn luôn cảm thấy lạnh
Thường xuyên ăn ít khiến cơ thể bị sụt cân. Điều này ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.
Cơ thể bị bỏ đói sẽ làm giảm bớt mức độ trao đổi chất, do đó không đủ tạo ra nhiệt lượng.
Một nguyên nhân nữa khiến cơ thể bị lạnh là do khi bạn ăn ít, bạn sẽ không nạp đủ các vitamin và kháng chất, ví dụ như sắt và vitamin B12.
Sắt giúp các tế bào hồng cầu của bạn mang oxy đến các bộ phận của cơ thể - đây là một phần trong quá trình làm nóng cơ thể.
Thiếu sắt không chỉ làm cho cơ thể bị lạnh, mà còn là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu.
Dễ dàng bị ốm
Thật khó để cơ thể chống lại các vi khuẩn khi không được cung cấp đủ năng lượng.
Nếu như ở các nước thiếu đói, trẻ em thường có sức đề kháng kém do không được ăn đủ dinh dưỡng, thì ở các nước phát triển, vẫn có thể diễn ra tình trạng ăn nhiều, nhưng không đủ chất.
Đó là vì nhiều thức ăn trong cuộc sống hiện đại không có vitamin.
Cơ thể bạn sẽ lựa chọn bộ phận nào trong cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu. Các tế bào miễn dịch dường như không nằm trong số này, vì thế bạn dễ dàng bị ốm.
Giảm cân liên tục
Đây có thể là điều bạn mong muốn khi đặt ra chế độ ăn kiêng có hàm lượng calo thấp.
Tuy nhiên, bất kể mục tiêu bạn đặt ra là gì, sức khỏe tổng thể mới là quan trọng. Nếu giảm cân mà để lại hệ quả là một cơ thể ốm yếu thì điều này hoàn toàn không xứng đáng.
Để vừa giảm cân vừa đảm bảo dinh dưỡng, bạn cần nghiên cứu kỹ về chế độ ăn. Ăn thành nhiều bữa, ăn chất đạm nhiều hơn ăn tinh bột, chất béo… là những gợi ý về chế độ ăn kiêng lành mạnh.