ĂN UỐNG ĐÚNG CÁCH CHO NGƯỜI VIÊM ĐẠI TRÀNG

Nên ăn những bữa ăn nhỏ và có những bữa ăn nhẹ cách nhau 3-4 giờ mỗi ngày: Đều này rất quan trọng để giúp hệ tiêu hóa phục hồi và ngăn không cho nó làm việc quá sức. Ngoài ra việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng trở nên dễ dàng hơn và ít có khả năng gây đau bụng sau khi ăn.

Hãy ăn thực phẩm giàu Lecithin: như lòng đỏ trứng, đậu nành, bơ sữa bò, não động vật…Lecithin sẽ giúp phục hồi các tế bào nội mô bị hư hỏng trong bệnh viêm ruột.

Ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ thấp nếu các triệu chứng đang bùng phát:Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống làm từ bột mì trắng, gạo trắng. Tránh thực phẩm như ngô, đậu navy,đậu đỏ, đậu đen, các loại trái cây sấy khô, đóng hộp. Các lại rau củ nên được gọt vỏ và nấu thật chín.

Nên uống nhiều nước: Ngăn ngừa mất nước là rất quan trọng trong những đợt tiêu chảy bùng phát. Ngoài ra uống nhiều nước cũng giúp ngăn ngừa táo bón. Hãy cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày.

Tránh những đồ uống có gas và các chất kích thích: Hạn chế, tốt nhất là kiêng tuyệt đối rượu bia, đồ uống có gas, cà phê và các chất kích thích vì chúng có xu hướng kéo các chất lỏng ra ngoài một cách nhanh chóng gây tiêu chảy.

Ăn thực phẩm chứa probiotics hoặc prebiotics khi không có triệu chứngHệ vi khuẩn có ích tại ruột (lợi khuẩn, còn gọi là probiotics) có vai trò quan trọng đối với sự tiêu hóa của cơ thể. Đối với người bị viêm đại tràng, lợi khuẩn thường bị suy yếu. Vì vậy bổ sung lợi khuẩn là một việc làm cần thiết. Chúng ta có thể bổ sung trực tiếp các vi khuẩn có ích từ những sản phẩm chứa probiotics như sữa chua hoặc bổ sung probeotics - nguồn thức ăn cần thiết cho những vi sinh vật có ích trong đường ruột, giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhờ đó mà chức năng của hệ thống tiêu hóa được cải thiện. Prebiotics chủ yếu là Oligosaccharides, có nhiều trong đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám và lúa mạch nguyên cám, hành, chuối, tỏi, a-ti-sô, nho…

Sữa chua - thực phẩm giàu probiotics

Bổ sung viên uống đa sinh tố: Tiêu chảy kéo dài có thể làm cho bệnh nhân bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Vì vậy bổ sung viên uống đa sinh tố hàng ngày là điều cần thiết. Đồng thời đảm bảo chế độ ăn luôn đầy đủ canxi, vitamin D và axit folic để chống loãng xương và thiếu máu.

Tránh thực phẩm chiên, xào, rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo: Đây là những thực phẩm khó tiêu và làm nặng thêm triệu chứng tiêu chảy của người bệnh. Hãy thay thế bằng thị nạc và chế biến dưới dạng xay, vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Bình luận của bạn