Công dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh gút

Tía tô được dùng làm rau thơm và gia vị trong các món ăn hàng ngày, đồng thời đây cũng là một cây thuốc quý được nhân dân sử dụng rất nhiều. Tất cả các bộ phận trên cây đều được sử dụng làm các vị thuốc khác nhau như: Tô diệp (lá), Tô ngạnh (cành, thân), Tô tử (hạt). Đặc biệt, tía tô có công dụng rất tốt trong các trường hợp đau nhức của cơn đau gút cấp và phòng tránh bệnh gút tái phát.

 Chữa bệnh gút bằng thuốc nam

Tác dụng của cây tía tô chữa bệnh gout như thế nào?

Theo y học cổ truyền: các bộ phận trên cây tía tô đều có vị cay tính ấm, quy vào hai kinh Phế và Tỳ. Tùy theo từng bộ phận được xếp vào các chương thuốc khác nhau như:

tac dung la tia to

Các bộ phận trên cây tía tô đều là những vị thuốc rất hữu ích

• Tô diệp: thuộc chương thuốc giải biểu, phát tán phong hàn, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, giảm đau, chữa ngộ độc nôn mửa do ăn chất tanh như cua, ốc, cá.

 

• Tô tử: thuộc chương thuốc tiêu đờm, chữa ho, giảm hen suyễn.

• Tô ngạnh: có tác dụng như Tô diệp nhưng tác dụng ít hơn. Tô ngạnh và Tô diệp có tác dụng an thai.

Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: thành phần chủ yếu chứa trong cây tía tô là tinh dầu có tác dụng giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giảm đau chống viêm, giảm co thắt cơ trơn phế quản, giảm tiết dịch và đờm trong phế quản.

Tác dụng của tía tô với bệnh gút

Do trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn  nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gút.

Trong cơn gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến cho các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Khi sử dụng lá và cành tía tô giã nát đắp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm quá trình viêm tấy đỏ.

la tia to chua benh gout

Nước sắc tía tô có tác dụng chống viêm nên giảm đau nhanh cơn đau do gút gây ra

Ngoài ra khi sử dụng dịch chiết từ lá và cành tía tô hoặc dùng nước sắc lá tía tô uống vừa có tác dụng chống viêm lại có tác dụng lợi tiểu nên tăng cường đào thải acid uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng.

Một số ứng dụng của tía tô

Chữa cảm lạnh: sử dụng lá và cành tía tô nấu nồi nước xông cùng lá bưởi, lá chanh, lá tre, gừng, muối,… có tác dụng làm cho mồ hôi ra nhiều nhanh chóng giải cảm.

Chữa ho có đờm, viêm phế quản mạn: bài thuốc Tam tử dưỡng thân thang bao gồm Tô tử 8g, La bạc tử 10g, Bạch giới tử 6g.

An thai: Tía tô 8g, Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Đẳng sâm 16g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 8g. Sắc uống.

ung dung cua tia to

Tía tô còn có tác dụng an thai rất tốt

Chữa nôn mửa: Tô diệp 6g, Hoàng liên 4g. Hãm uống như trà.

Giải độc: giã một nắm lá tía tô lấy nước uống.

Giảm mùi tanh của cua cá: các món nấu từ cua, cá, ốc,… nên sử dụng lá tía tô như gia vị nấu cùng và rau thơm ăn kèm như bún ốc, bún cá, ốc nấu đậu.

che bien la tia to

Lá tía tô giúp giảm mùi tanh của các món chế biến từ cá, ốc

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: tía tô giã lấy nước uống bã đắp vào vú.

Giảm đau trong cơn gút cấp: Lá và cành non của cây tía tô giã nát đắp vào khớp bị viêm. Hoặc sử dụng lá tươi, lá khô sắc lấy nước uống.

la tia to giam dau gut cap

Dùng lá và cành tía tô sắc uống để điều trị và dự phòng cơn gút cấp

Phòng tránh bệnh gút tái phát: dùng lá tía tô phơi khô sắc uống hoặc hãm nước uống hàng ngày.

Bình luận của bạn