Dùng bơ đúng cách để không lo béo mà còn ngăn ngừa ung thư

Bơ là một loại gia vị hoàn hảo đối với nhiều món ăn. Từ món bắp xào, cút chiên đến mì Ý, tôm sốt... đều kém hấp dẫn nếu thiếu mùi vị thơm ngon, béo ngậy của bơ. Chỉ một lát bơ mỏng phết lên bánh mì là bạn đã có một bữa sáng ngon và nhanh gọn. Vậy bạn có ngạc nhiên khi biết bơ còn giúp làm đẹp da, sáng mắt, ngừa ung thư? 

Bơ tăng cường hệ miễn dịch

Thành phần của bơ chủ yếu là chất béo bão hòa nhưng nếu ăn bơ với lượng vừa phải, khoảng 1 thìa súp/ngày, thay cho các loại chất béo khác, thì bạn có thể an tâm về sức khỏe. Hơn thế nữa, chuỗi axit béo bão hòa ngắn trong bơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn ung thư.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Bơ chiếm 65% chất béo bão hòa, 30% chất béo chưa bão hòa đơn và chỉ 5% chất béo bão hòa đa (còn được gọi là PUFA), loại chất béo được chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc phòng chống ung thư. Các nhà khoa học khuyến cáo bạn hãy sử dụng bơ thay vì các loại chất béo khác để làm giảm nguy cơ gây ung thư.

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Bơ là lựa chọn tốt nhất để bổ sung vitamin K2 (hình thức sinh học tốt nhất của vitamin K, giúp tổng hợp các vitamin tan trong mỡ như A, D, E). Nghiên cứu gần đây ở châu Âu cho thấy, ăn bơ thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt đến 35%. Bên cạnh đó, những người tiêu thụ nhiều vitamin K2 còn ít có nguy cơ tử vong do đau tim đến 26%  so với người ít ăn bơ. Bơ còn ngăn ngừa canxi lắng đọng lại thành mạch, chống vôi hóa mạch máu...

Bơ giúp phục hồi đường ruột

Bơ giàu axit butyric giúp cải thiện cholesterol, phục hồi sức khỏe đường ruột. Axit này còn chuyển hóa tế bào ung thư trở lại thành tế bào khỏe mạnh. Vì vậy, bệnh nhân ung thư thường được khuyên dùng bơ đều đặn để ngăn ngừa khối u di căn.

Đẹp da, sáng mắt

Bơ chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, giúp làm đẹp da, sáng mắt. Đặc biệt, vitamin A trong bơ được hấp thu trực tiếp mà không cần chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A như ở cà rốt, bí đỏ, cà chua... Vì thế, bơ đặc biệt tốt cho trẻ em, người lớn tuổi, người bị giảm chức năng tuyến giáp không có khả năng chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A.

Bestie bo butter 2

Người lớn tuổi và trẻ em dễ dàng hấp thụ vitamin A thông qua bơ

CÁCH CHỌN BƠ TỐT CHO SỨC KHỎE

- Bơ gồm 2 loại: Bơ thực vật được chế biến từ dầu ăn và bơ động vật được chế biến từ sữa bò, trâu, dê, cừu... Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn nhiều bơ thực vật vì quá trình hydro hóa khi sản xuất bơ có thể sinh ra nhiều axit béo chuyển hóa, làm tăng hàm lượng cholesterol xấu, tăng nguy cơ bệnh tim.

- Bơ nguyên chất: Bạn cũng có thể dùng bơ chua, loại bơ làm tăng giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe so với bơ nhạt và bơ mặn thông thường.

Bình luận của bạn