Dùng lá khế chữa dị ứng thế nào cho hiệu quả?
Lá khế là loại thảo dược thiên nhiên quen thuộc thường được dân gian ứng dụng trong các bài thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là tính hiệu quả và khả năng linh hoạt khi sử dụng.
Công dụng chữa bệnh dị ứng, mề đay kì diệu của lá khế
Khế là loại cây rất đỗi quen thuộc với người Việt, thường được trồng để làm cây ăn quả, thậm chí còn ưa chuộng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong Y học cổ truyền, mỗi bộ phận của cây khế đều được ứng dụng để chữa bệnh, điển hình là lá khế rất được ưa dùng để chữa bệnh mẩn ngứa, mề đay.
Thầy thuốc Ả rập Averrhoa, người đã phát hiện ra khế là loại thảo dược chữa nhiều bệnh, có viết “Lá khế dùng trộn với hồ tiêu giã nhỏ rồi đắp lên người giúp ra mồ hôi, đánh tan sự rã rời, bải hoải; chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng,…”.
Theo Đông Y, bệnh dị ứng, mẩn ngứa, mề đay khởi phát là do cơ thể tích tụ nhiều nhiệt nóng, chức năng thải độc của gan lại kém dẫn đến uất kết dưới da gây ngứa. Trong khi đó, lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, nên rất thích hợp dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt.
Lá khế được dân gian ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa
Lá khế dùng ngoài giúp cắt nhanh triệu chứng
Theo kinh nghiệm dân gian, đối với các trường hợp mẩn ngứa, dị ứng cấp tính, người bệnh có thể cắt nhanh cơn ngứa bằng cách sau:
Cách 1: Rang héo lá khế tươi ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá sẽ gây bỏng da) rồi chà xát lên những vùng da bị dị ứng. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì dừng lại.
Cách 2: Dùng khoảng 200g lá khế, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Dùng nước đã nguội lau lên người và tắm lại bằng nước sạch.
Với phương pháp dùng lá khế ngoài da này, ngay cả những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai cũng có thể thoải mái áp dụng mà không cần phải lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy đến đối với sức khỏe như khi sử dụng các thuốc dạng đường uống khác.
Lá khế dùng trong giúp phòng ngừa tái phát
Ngoài cách sử dụng trực tiếp tại vùng da dị ứng, mẩn ngứa, dân gian còn mách nhỏ mẹo dùng phương pháp đun nước lá khế uống để giảm triệu chứng bệnh và phát huy khả năng phòng ngừa tái phát. Bởi theo Đông y, dị ứng, mẩn ngứa là do chức năng thải độc của cơ thể bị suy giảm, do đó, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu sẵn có, uống nước lá khế giúp người bệnh loại bỏ các yếu tố ngoại tà ra khỏi cơ thể, mang lại hiệu quả phòng ngừa tái phát, giảm thiểu tần suất xuất hiện của các lần tiếp theo.
Sắc uống lá khế giúp phòng ngừa tái phát các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa
Nên dùng lá khế như thế nào để tăng hiệu quả?
Theo kinh nghiệm Đông y, để điều trị dị ứng, mề đay hiệu quả, người bệnh vừa phải quan tâm đến việc cắt nhanh cơn ngứa, tránh lan rộng khiến mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng, vừa phải chú ý phòng ngừa tái phát, tăng khả năng kiểm soát bệnh và giãn cách tần suất xuất hiện ở các lần tiếp theo.
Chính vì vậy, khi sử dụng lá khế, cách tốt nhất là nên phối hợp cả hai phương pháp dùng trong và dùng ngoài để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Ngoài sử dụng lá khế tự nhiên, có thể sử dụng các sản phẩm đông y có thành phần chính là lá khế.