Món ăn giúp đương đầu với hóa chất trong thực phẩm
Mộc nhĩ đen: Thực phẩm này đứng đầu bảng để chống độc từ các loại bụi do môi trường, bụi lơ lửng... Món ăn rẻ, dễ chế biến được với nhiều loại thức ăn (xào, nấu, nấu cháo, nấu chè, làm nhân bánh...). Quan trọng là ăn mộc nhĩ đen hàng ngày sẽ giúp loại bỏ độc chất từ bụi gây bệnh cho đường hô hấp và cơ thể.
Theo Đông y, mộc nhĩ đen có nhiều loại men, chất kiềm thực vật có thể tác động và loại bỏ dị vật gây bệnh, đặc biệt là ở bộ máy hô hấp và tim mạch.
Có 3 lưu ý khi ăn mộc nhĩ đen là: Không ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến (vì (ngâm nước lạnh mới đủ tới gian loại bỏ độc tố còn sót trong mộc nhĩ hòa tan ra nước); Sau khi ăn mộc nhĩ tươi không nên để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng vì có thể làm da bị ngứa, phù nề màng nhầy cổ họng gây khó thở, nặng hơn có thể dẫn đến hoại tử da; Phụ nữ có thai, hoặc cho con bú, hay có ý định sinh con thì không nên ăn nhiều vì mộc nhĩ tính hàn trợ, không tốt cho người có máu mang tính lạnh và dễ gây sảy thai.
Món tiết lợn luộc (nhưng phải là tiết lợn sạch), giúp cơ thể tống độc ra ngoài nhanh qua đường đại tiện.
Tỏi tái hoặc sống lại giúp đầy lùi ô nhiễm do hóa chất độc hại (do khí độc của ô tô, xe máy, nhà máy hóa chất ...). Có thể giã nhuyễn ăn tươi, thái lát ngâm dấm, rượu để dùng hàng ngày với nhiều rau quả chứa sinh tố C như cam, chanh, quýt, bưởi... sẽ loại bỏ bớt được ô nhiễm.
Mộc nhĩ đen đứng đầu bảng để chống độc từ các loại bụi do môi trường, bụi lơ lửng. |
Thực phẩm chống bức xạ
Nếu làm việc trong môi trường có bức xạ, nơi có nhiều máy tính, máy photocopy, phòng chiếu tia xạ trị, X-quang... cần ăn nhiều cải bắp, cà rốt, uống nhiều nước trà xanh hàng ngày.
Nếu bị xạ trị rụng tóc nên uống nước hoa cải giã nhuyễn, vắt nước nấu sôi. Nên ăn thêm các thuốc bổ âm sinh tân dịch như rùa, ba ba, lươn, lê, mộc nhĩ. Đặc biệt là rong biển rất kỵ các phóng xạ, có thể giúp cơ thể bài tiết phóng xạ ra ngoài. Sâm Koryoinsam (Bắc Triều Tiên) có khả năng cứu sống 85% chuột bị nhiễm xạ bằng cách tiêm 10 mg dung dịch sâm này.
Nếu ở nơi nhiều tiếng ồn nên ăn nhiều trứng, sữa, đậu, rau quả tươi.
Ở nơi có ô nhiễm thủy ngân (bãi vàng, thuốc nhuộm giấy gỗ, thuốc diệt nấm...) nên ăn thực vật có nhiều pectin (chất keo) như cà rốt, cùi quả bưởi, quýt, cam, chanh...
Mùa hè ăn gì?
Theo các chuyên gia y tế, mùa hè thì các món ăn như cháo, canh, chè đậu xanh... rất tốt để giải độc, chống ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm.
Uống nước cam thảo (bọc trong túi vải) nấu với đậu nành ninh nhừ cũng giải bớt được độc tố cơ thể, nhưng không uống nhiều cam thảo quá vì có ý kiến cho rằng có thể bị phù, suy giảm tình dục.
Các loại thịt, trứng, cá có thể chuyển hóa chì thành photphat 3 dễ hòa tan để bài tiết. Protein trong sữa bò có thể hạn chế sự hấp thụ chì. Canxi có trong sữa cản được chì vào xương và bài tiết ra ngoài...
Nếu ở nơi có nhiều hóa chất độc hại nên ăn nhiều đậu xanh, táo đỏ, hạt sen. Đậu xanh có thể hóa giải tất cả các độc tố thâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là chữa ngộ độc thạch tín.
Ở môi trường bụi gây khô, rát ngứa họng, viêm họng có đờm vàng thì các thầy thuốc đông y khuyên nên hay ăn món tiết canh thang (gồm 30 g sứa, 150 g mã thầy tươi, nấu chín với nước).
Hoặc ăn canh bách hợp, đảng sâm, phổi lợn: Phổi lợn, bách hợp 15 g, đẳng sâm 20 g. Tất cả nấu nhừ rồi ăn, chữa được chứng ho do bụi hoặc bị đoản hơi, mệt, suy nhược...)