Những điều tuyệt đối phải nhớ khi ăn mít mùa hè
Mít là loại trái cây quen thuộc, giàu các chất quan trọng như vitamin C, can xi, kali, sắt… và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Mít có nhiều tác dụng cho sức khỏe như ngăn ngừa táo bón; làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng; duy trì sức khỏe cho đôi mắt; giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau tim... Tuy với một số người, nếu ăn mít thường xuyên sẽ thêm bệnh, thậm chí làm bệnh nặng hơn.
Để bạn có thể thưởng thức được mít một cách trọn vẹn, lưu ý người dấu hiệu sau nên hạn chế ăn mít:
- Người bị gan nhiễm mỡ: Mít chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều đường, không tốt cho gan, chứa nhiều năng lượng, dễ gây nóng và khó tiêu trong người. Do vậy, người bị viêm gan kèm gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn trái cây này.
- Người bị bệnh tiểu đường: Mít chứa nhiều đường glucoza và fructoza, nên khi ăn mít sẽ dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao, khiến tình trạng bệnh tiểu đường nặng hơn.
- Người bị suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu: Khi ăn mít, những người này dễ bị khó chịu, cảm giác đầy bụng, tim làm việc nhiều hơn và có nguy cơ tăng huyết áp.
- Người bị suy thận: Mít rất giàu kali, nếu bị suy thận, ăn mít vào sẽ khiến kali ứ đọng lại, tăng nồng độ kali trong máu. Nếu kali quá nhiều sẽ đến đến tử vong, do vậy nên hạn chế ăn mít nếu bạn bị suy thận.
Cách ăn mít tốt cho sức khỏe
- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…
- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).
- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.