Những thực phẩm kỵ nhau bạn chớ nên kết hợp
Có nhiều loại thực phẩm khí chế biến cùng nhau đã trở thành tương kỵ, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe .
Gan heo trộn chung giá đậu: trong gan heo hay gan động vật nói chung, theo các nhà khoa học thì có hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao, khi kết hợp với giá đậu, trong giá đậu có chứa nhiều vitamin C. Nếu xào giá cùng với gan heo hay gan động vật khác, các ion kim loại trong gan sẽ bị vitamin C trong giá đậu oxy hóa làm mất hết công hiệu, từ đó giá đậu sẽ biến thành chất bã và không còn giá trị dinh dưỡng nữa.
Mật ong với sữa đậu nành hay đậu hũ non: trong mật ong chứa acid formic khi gặp đậu nành có nhiều protein sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng rất khó chịu.
Thịt gà trộn với rau kinh giới: khi trộn món gỏi gà hay chế biến món gà luộc ăn với rau kinh giới, người bệnh dễ bị chứng đầy bụng, khó tiêu, nếu ăn thường xuyên có thể khiến bị táo bón kéo dài.
Ăn thịt dê hay thịt chó với uống nước trà (chè): trong thịt dê và thịt chó có rất nhiều protein, nên sau khi ăn mà uống nước trà ngay sẽ tạo ra phản ứng giữa tanin trong trà với protein và salicilate trong thịt dê – chó tạo thành chất tanalbit. Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón hoặc có thể gây nguy cơ ung thư.
Ads Nguyên nhân và phương pháp giảm đau bụng kinh
Dùng hải sản với một số loại hoa quả: các loại hải sản như tôm, cua rất giàu protein và canxi, trong khi đó các loại hoa quả như nho, cam, quýt, bưởi lại rất nhiều acid tanic, vitamin C. Nếu dùng chung hai loại thực phẩm trên cùng lúc, chất acid từ trái cây sẽ nhanh chóng phá hủy các thành phần dinh dưỡng trong hải sản; trở thành những độc chất có thể gây kích thích nhu động ruột, dẫn đến triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, nặng hơn là nôn ói…
Ngoài ra, các loại động vật có vỏ, sống dưới nước như tôm, cua, ốc, hến… có chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể, nhưng nếu ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho… sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín, một độc chất có thể gây chết người. Cho nên, khi ăn các thức ăn hải sản nói trên khi cần dùng các trái cây rau quả thì cần phải ít nhất sau 4 giờ.
Hành với đậu hũ: trong hành có chứa chất acid oxalic, và trong đậu hũ có nhiều canxi. Nếu chúng ta ăn cùng một lúc thì các chất acid oxalic sẽ dễ dàng kết hợp với canxi để tạo thành oxalat calci, là chất lắng đọng màu trắng mà cơ thể không sao hấp thụ được, dễ tạo nên bệnh sỏi thận.
Sữa với đường ở nhiệt độ cao: chất lysine trong sữa bò kết hợp với đường sẽ sinh ra lysine gốc glucose, chất này gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu đun sôi sữa trước, để nguội, rồi mới cho đường vào thì phản ứng hóa học trên sẽ không xảy ra.
Khoai lang với quả hồng: trong quả hồng có chứa chất tanin và pectin; còn trong khoai lang thì chứa nhiều tinh bột và đường glucose. Nếu ta ăn nhiều khoai lang, sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid clohydric; sau đó ta ăn quả hồng, khiến cho acid clohydric từ dạ dày tiết ra sẽ kết hợp với chất tanin và pectin trong quả hồng, sẽ hình thành sỏi lắng đọng lại ở dạ dày. Nếu nặng có thể gây loét và chảy máu dạ dày. Người bị đau dạ dày phải chú ý để tránh ăn cùng lúc những món này.
Dưa leo với các món chứa nhiều vitamin C: trong dưa leo có chứa một loại men làm phân giải vitamin C, khi ta ăn dưa leo với các món có vị chua, chất men này sẽ làm mất lượng vitamin C nạp vào cơ thể, kể cả cà rốt và củ cải cũng vậy. Nguyên do là trong cà rốt có chứa một loại enzyme có tác dụng phân giải vitamin C, củ cải chứa hàm lượng vitamin C rất cao, do vậy khi có mặt của cà rốt thì vitamin C cao trong củ cải sẽ bị phân hủy đi. Khi dùng các thực phẩm trên chung và kéo dài thì cần chú ý bổ sung vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Trứng gà với óc heo và sữa đậu nành: trong sữa đậu nành chứa thành phần trypsine có tính ức chế các protein trong trứng gà, gây chứng khó tiêu, đầy bụng. Dùng trứng chung với óc heo sẽ làm tăng cholesterol trong máu.