Tác dụng của việc ngâm chân với nước muối mỗi tối
Các chuyên gia Đông y cũng thường xuyên khuyên mọi người nên tập thói quen ngâm chân vào buổi tối để giữ gìn sức khỏe.
Ngâm chân với nước muối ấm là thói quen dưỡng sinh được rất nhiều người yêu thích.
Các chuyên gia Đông y cũng thường xuyên khuyên mọi người nên tập thói quen ngâm chân vào buổi tối để giữ gìn sức khỏe.
Với những người mắc bệnh về thận, ngâm nước muối ấm sẽ giúp thân nhiệt tăng lên, làm mạch máu giãn nở giúp máu lưu thông tốt hơn.
Ngoài ra ngâm chân trong nước muối sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, tinh thần thoải mái hơn và rất có lợi cho một giấc ngủ sâu.
Đây là phương pháp cực kỳ đơn giản nhưng rất có hiệu quả thường được áp dụng nhất.
Nước muối giúp sát trùng, diệt khuẩn rất tốt cho những người phải đi lại nhiều, chân bị phồng rộp.
Ngoài ra, nước muối diệt khuẩn làm sạch chân phòng chống các bệnh nấm kẽ chân, nhiễm khuẩn. Nước muối làm mềm các chất sừng, giúp chân mịn màng và hồng hào hơn.
Hơn nữa, nước muối giúp bổ thận, chống lão hóa, trị bệnh cảm mạo, thúc đẩy máu tuần hoàn, trừ lạnh.
Những người mắc bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược cũng nên ngâm chân với nước muối kết hợp với mát-xa, bấm huyệt sẽ thúc đẩy máu tuần hoàn, hỗ trợ giấc ngủ và tăng cường trí nhớ.
Cách thực hiện: Cho nửa thìa canh muối hột vào nửa bồn nước ấm có nhiệt độ cao hơn 40 độ C. Nếu chân có vết thương thì nên tạm ngưng một thời gian.
Theo chuyên gia nước ngâm chân không nên để quá nóng trong khoảng 40 độ C là vừa.
Thời gian ngâm chân cũng không nên vượt quá 30 phút và nên dùng bồn bằng gỗ để ngâm chân. Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân với những thảo dược sau:
1. Gừng tươi
Gừng tươi trong Trung y có tính ôn, trừ lạnh rất tốt. Theo y học hiện đại, gừng tươi giúp kích thích mao mạch, cải thiện hệ tuần hoàn.
Những người chân tay hay bị lạnh nên dùng gừng tươi để ngâm chân.
Lưu ý mỗi lần ngâm chân chỉ nên dùng từ 15-30 gram gừng tươi. Đập dập gừng, cho vào nồi, đổ thêm nửa nồi nước và đun sôi trong khoảng 10 phút.
Đổ nước vào bồn ngâm chân, cho thêm nước lạnh vào. Vừa ngâm chân vừa chà xát 2 chân.
2. Vỏ quế
Vỏ quế là loại hương liệu thường dùng để nấu ăn và rất tốt cho thận. Dùng vỏ quế để ngâm chân rất tốt cho những bệnh nhân bị phù thủng cho mắc các bệnh về thận.
Với nhiều bệnh nhân mắc bệnh thận thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tay chân và mặt bị sưng phù.
Triệu chứng rõ ràng nhất là vào buổi sáng khi mới rời giường. Lấy ngón tay ấn vào chỗ phù da sẽ lõm xuống thành hố.
Nếu phát hiện các dấu hiệu này bên cạnh đến bệnh viện thì kết hợp với việc ngâm chân bằng vỏ quế cũng rất tốt. Thực hiện trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.
Hàng ngày nên dùng khoảng 15 gram hoa tiêu (hay còn gọi là chi sẻn, xuyên tiêu, sơn tiêu, tiêu Tứ Xuyên… được dùng làm gia vị nấu ăn) kết hợp với 15 gram vỏ quế để cho vào nước ngâm chân.
3. Lá ngải cứu
Dùng lá ngải cứu ngâm chân giúp lưu thông khí huyết, trừ lạnh, cầm máu và rất tốt cho thai phụ, người bị huyết áp thấp hay tiểu đường.
Cách làm nước ngải cứu ngâm chân cũng tương tự như gừng tươi. Cho 30-50 gram lá ngải cứu vào nước, đun sôi khoảng 10 phút rồi cho vào bồn, pha nước lạnh ngâm chân.
Những người cơ thể yếu hay bị lạnh có thể ngâm chân mỗi lần một tuần. Người mắc bệnh huyết áp thấp và tiểu đường nên ngâm mỗi tuần từ 2-3 lần.