Tác hại ít được biết đến của rau răm

Rau răm là loại gia vị rất quen thuộc ở Việt Nam, Lào và Camphuchia. Rau răm không chịu được hạn, ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rau răm thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước.

Kết quả hình ảnh cho rau răm

Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe. Ít người biết rau răm ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt, hái ngọn thường xuyên. Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím hay được sử dụng để làm thuốc. Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm.

Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn.

Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.

Người ta thường nói, các nhà tu hành trong các nhà chùa thường sử dụng rau răm để giảm bớt ham muốn đời thường, điều đó thực hư ra sao? Trước hết, ta phải hiểu là rau răm không độc. Nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, dung lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt). Do vậy, sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành để đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.

Trong dân gian, người ta sử dụng rau răm để gây sẩy thai cho những cô gái nhẹ dạ, lỡ dại mang thai ngoài ý muốn đối với trường hợp chậm kinh trên dưới 1 tuần (5 – 9 ngày), đạt tỷ lệ tới 60 – 80%. Cách dùng đơn giản: 500 gam rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai). Chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước. Giã, ép nát, vắt lấy nước được khoảng 250 ml (1 xị). Uống một lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau, phôi thai tự trục ra ngoài. Nếu không có kết quả thì nên áp dụng biện pháp hút điều hòa kinh nguyệt, mặc dù, kết quả thí nghiệm thử trên chuột cho thấy, chuột con sinh ra sau khi chuột mẹ đã cho uống nước ép rau răm vẫn sống và sinh sản bình thường.

Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn.

Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại. Mỗi khi ăn hột vịt lộn, chắc chắn bạn phải có rau răm làm gia vị cùng với mấy lát gừng và muối tiêu. Bạn có biết vì sao không? Thơm? Ngon? Bổ? Đúngvậy. Nhưng bạn nên biết thêm rằng: Đó là sự cân bằng Âm – Dương của thiên nhiên, tạo ra những món ăn hoàn hảo. Trứng vịt lộn thì tính hàn và đại bổ dưỡng. Rau răm gừng và tiêu làm cho thức ăn ấm lại, chống được hậu quả lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Cuối cùng, lời dặn của thầy thuốc, bạn hãy lưu ý: Khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh không được dùng rau răm, bạn nhé!

 

Bình luận của bạn