Thịt vịt - món ăn, bài thuốc tuyệt vời

Mới đây, một lần nữa thịt vịt đã được nói đến như loại thực phẩm tối ưu cho sức khỏe: “Trong một tuần bạn nên ăn thịt vịt ít nhất một lần để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và giúp ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống của bạn”. Đấy là lời khẳng định của các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ.

Theo Đông y, vịt là loại gia cầm thịt ngọt tính hàn, bổ âm, bồi dưỡng tỳ vị, làm nước trong cơ thể thanh sạch … Sách "Nhật dụng bản thảo" của Trung Quốc nói: “Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần...”. Sách “Danh y biệt lục” còn nói: “Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vật động của nước trong cơ thể”...

Các loại vịt như: vịt ta, vịt xiêm, vịt trời đều có công năng bổ ích cường tráng, thanh độc nhiệt, chữa nhiệt kiết. Nhưng nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt. Nếu dùng làm thuốc, nên chọn vịt trời là tốt hơn cả.

Hội Tim mạch Mỹ cũng đã công nhận tác dụng vượt trội khi ăn thịt vịt. Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị rất cao. Trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…

Tuy thịt vịt không chứa các carbohydrate, chất xơ hoặc đường, nhưng nó rất giàu protein, sắt và vitamin cũng như những chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Thịt vịt còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cũng lưu ý rằng lượng cholesterol có trong thịt vịt là khá cao, cứ mỗi 1kg thịt vịt thì có khoảng 25mg cholesterol. Ngoài ra thịt vịt cũng có nhiều chất béo bão hòa.

Vì vậy, khi ăn thịt vịt bạn nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ngực, không nên ăn da và những phần nhiều mỡ, điều này sẽ giúp bạn giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.

Chữa bệnh với thịt vịt

1. Sơ vữa động mạch: Trong máu của các loại gia cầm, nhất là lòai vịt thường có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng sơ vữa động mạch.

2. Bảo vệ tim mạchCác nhà nghiên cứu khoa học cho rằng trong thịt vịt có chứa chất AHA có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống chứng sưng viêm thường xảy ra như một triệu chứng trong cơ thể của nhiều người mắc bệnh tim.

3. Tăng cường miễn dịch: Thịt vịt vị ngọt, tính mát nên tăng cường ăn thịt vịt để khắc phục tình trạngtăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, ho khan, ít đờm, lao phổi, ho do phế âm hư, bổ huyết, sinh tân dịch (tạo nước), rất bổ cho người suy nhược cơ thể sau bệnh.

4. Lợi tiểu, chống tiêu phù: Khả năng tuần hoàn của những người cao tuổi tương đối kém, có lúc khi mới tỉnh giấc cảm thấy mặt bị phù sưng, đi bộ thời gian dài cảm thấy chân thô ráp… trong khi đó thịt vịt lại có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù rất tốt. Nên nếu những người này được tẩm bổ đúng cách với thịt vịt thì cơ thể sẽ mau chóng phục hồi.

Món ăn bài thuốc từ vịt

1. Vịt hầm bách hợp bổ phổi

- Vịt mái già một con, bách hợp tươi 300g.

- Vịt mổ bụng bỏ lòng, cho bách hợp vào bụng, tưới 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại.

- Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn, ho hen, khạc ra máu, ho lao.

2. Giúp hạ huyết áp

- Thịt vịt 100g nấu 30 phút, gia đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Nấu thêm 15 phút.

- Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Thích hợp với người bị huyết áp cao, đau đầu chữa bệnh chóng mặ mất ngủ

3. Chữa hen suyễn, thiếu máu

- Thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày ba lần, liền một tuần.

- Thịt vịt đậu đỏ chữa thiếu máu: thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, đậu phộng 100g, vỏ bí đao 30g. Nấu thành canh để ăn

3. Chữa tiểu đường

- Vịt mái già một con (1,5kg), ngọc trúc 50g, mạch môn đông 50g, rượu vang 30g. Thuốc cho vào túi vải buộc miệng ngâm nước lạnh ba phút rồi bỏ vào bụng vịt.

- Đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc lại đặt vào bát to rồi cho vào nồi chưng tới khi vịt chín mềm, bỏ túi thuốc ra vắt lấy nước ăn cùng.

Ai không nên ăn thịt vịt?

- Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

- Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

- Vì thịt vịt mang tinh hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, đàn ông bị liệt dương (thận dương hư) cũng không nên ăn thịt vịt.

- Bị huyết áp thấp không nên ăn thịt vịt, vì tính hàn (lạnh) cao ó trong thịt vịt sẽ làm tụt huyết áp gây ra những tai biến.

Thịt vịt sẽ ngon tuyệt khi biết cách làm sạch

Nhổ lông nhanh và sạch

Tẩy mùi hôi

Để thịt bớt dai

Hãy nấu nước thật sôi và thả vào nồi ít vôi trong hoặc lá khế. Dùng nước này nhúng vịt rồi mới nhổ lông, khi nhổ nhớ miết tay xuống sát da để làm sạch hết phần lông tơ.

Vịt dù đã làm sạch lông cũng vẫn còn mùi hôi do tuyến nang lông sót lại. Hãy dùng rượu trắng và muối xát đều lên da vịt, sau đó xả dưới vòi nước - vịt sẽ trắng và sạch.

Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt.

Bình luận của bạn