Thực phẩm vàng cho người thiếu máu
Gan
Gan của tất cả các loài động vật như gà, lợn, bò, cừu đều chứa hàm lượng sắt cao, trong đó đặc biệt, gan bò là loại giàu sắt nhất. Trong 100g gan bò có thể chưa tới 6,1mg sắt. Bên cạnh đó, gan của động vật cũng chứa ít chất béo và calo, không có nguy cơ gây hại hệ tiêu hóa. Vì thế, đây chính là một trong số loại thực phẩm giàu sắt hàng đầu có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng thiếu máu.
Trứng gà
Trong trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó nhiều nhất là sắt và hầu như chúng tập trung ở lòng đỏ trứng. Trứng gà đặc biệt tốt cho phụ nữ bị thiếu máu. Ăn trứng luộc hoặc trứng tráng mỗi ngày sẽ cung cấp nhiều năng lượng, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Thịt bò
Mỗi 100 gram thịt bò chứa 2,5 - 3mg sắt và đây là loại chất sắt mà cơ thể con người dễ hấp thụ nhất, tương đương với 21% lượng sắt cần thiết, phần thịt nạc sẽ chứa nhiều chất sắt hơn phần chứa gân và phần mỡ. Vì thế, người thiếu máu nên sử dụng phần thịt bò nạc để chế biến các món ăn hàng ngày. Thường xuyên ăn thịt bò sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, bên cạnh việc chứa hàm lượng sắt rất cao, thịt bò còn giúp hạ lượng cholesterol trong cơ thể.
Đậu phụ
Ít người biết rằng, đậu phụ là thực phẩm chứa một lượng sắt non-heme rất phong phú, trong 100 gram đậu phụ có thể cung cấp 3,4mg tương đương 19% lượng sắt cần thiết cho cơ thể, đậu phụ làm tăng hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu. Đây cũng là thực phẩm tuyệt vời dùng để thay thế cho thịt nhằm cung cấp đủ protein. Bên cạnh đó, đậu phụ có tác dụng hiệu quả trong việc phòng chống bệnh tim mạch, phòng ngừa ung thư, nhất là ung thư vú và rất có lợi cho người trung niên.
Các loại đậu
Các loại đậu đều chứa hàm lượng sắt dồi dào giúp tạo máu, tuy nhiên chúng cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Vì vậy để giảm tỉ lệ chất axit này, khi chế biến nên ngâm đậu vào trong nước ấm qua đêm. Đậu nành là loại chứa nhiều hàm lượng sắt nhất, 1 cốc đậu nành có thể cung cấp 8,8mg sắt tương đương với gần nửa lượng khoáng chất cần thiết mỗi ngày.
Đậu đen cũng là một nguồn sắt tuyệt vời khi chúng có thể cung cấp tới 20% lượng dưỡng chất cần hấp thụ trong một khẩu phần ăn thông thường. Ngoài ra, các loại đậu cũng rất giàu molypden - một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym. Một chén đậu trắng nấu chín cung cấp 6,6mg sắt, đậu lăng, đậu xanh cũng có giá trị tương tự.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc dù là nguyên hạt hoặc dạng cám đều là loại thực phẩm giàu sắt cực tốt cho những người ăn kiêng, bởi chúng chứa hàm lượng sắt non-heme rất dồi dào. Tuy nhiên, trong những loại ngũ cốc này cũng có nhiều chất ức chế sắt mang tên axit phytic. Vì thế cũng như các loại đậu, trước khi chế biến nên ngâm hoặc làm chúng lên men. Yến mạch và bột yến mạch cũng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời khi chúng có thể mang lại 4,7mg trong 100gram. Các loại ngũ cốc khác có hàm lượng sắt cao như lúa mạch, gạo, kiều mạch và kê.
Rau chân vịt
Ngoài những chất như vitamin A, chất xơ, vitamin C và canxi thì một bó rau chân vịt nấu chín cung cấp 3,2mg sắt. Nhưng do axít oxalic có trong rau này gây ức chế quá trình hấp thu một số chất sắt cũng như có thể loại sắt ra khỏi cơ thể, nên khi chế biến cần thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C vào món ăn như: cà chua và các loại quả có múi sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt. Các loại rau có họ với rau chân vịt cũng giàu chất sắt như cải cầu vồng, lá củ cải xanh, lá củ cải đường.
Mía
Ít người biết rằng ngoài đường ra thì trong cây mía có chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm… trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất. Do đó, mía không chỉ là loại cây có vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết, chống nguy cơ thiếu máu.
Thường xuyên ăn mía hoặc uống nước mía không chỉ có tác dụng giải khát mà còn giúp cơ thể đủ sắt, sản sinh máu, hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm sạch răng miệng và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.