Trà thuốc - Bài thuốc dành cho người bị sỏi mật

Theo Đông y thì nguyên nhân dẫn tới bị sỏi mật là do tình chí bất sướng (tinh thần căng thẳng), tâm trạng không được thoải mái hoặc ưu tư, phẫn nộ, suy nghĩ quá nhiều, tâm trạng không tốt khiến cho can khí uất kết (chức năng điều tiết bị rối loạn) sẽ khiến dịch mật bị ứ đọng, thấp nhiệt nội sinh và dần thành sỏi mật.

Kết quả hình ảnh cho trà thuốc

Ngoài ra sỏi mật còn có thể hình thành do ăn uống không tiết chế, khiến cho tỳ, vị thương tổn, chức năng chuyển hóa bị rối loạn, thủy thấp nội đình, lâu ngày hóa hỏa. Hỏa nhiệt hun đốt khiến dâm chấp bị ứ đọng, tích tụ lại thành sỏi mật. Theo Đông y thì sỏi mật thuộc phạm vi của các chứng đản chướng, hiếp thống, hoàng đản, kết hung, tích hoàng.

Có nhiều loại sỏi mật bao gồm: thể thấp nhiệt, thể khí trệ, thể can uất… Người bệnh nên xem xét thể bệnh của mình để có ứng bài thuốc phù hợp điều trị sỏi mật.

Thể thấp nhiệt

Triệu chứng biểu hiện của sỏi mật thể thấp nhiệt bao gồm: Người bệnh thường cảm thấy lúc nóng lúc lạnh, bị đau ở bên hạ sườn phải, có khi đau xuyên lên vai và cánh tay phải. Ngoài ra bệnh sỏi mật do thể thấp nhiệt có thể làm cho người bệnh miệng đắng, lợm giọng buồn nôn, bụng và dạ dày đau tức. Do bị sỏi thận nên chức năng tiết mật phục vụ cho hệ thống tiêu hóa bị giảm sút do đó có thể làm cho người bệnh bị các chứng bệnh tiêu hóa như dạ dày đau tức, đại tiện táo bón, nước tiểu vàng đỏ. Nhìn vào người bệnh có thể dễ nhận thấy mặt và mắt của người bệnh có màu vàng.

Cách chữa trị: trong Đông y lưu truyền để chữa được bệnh sỏi mật thế thấp nhiệt cần phải thanh nhiệt hóa thấp. Người bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1:

Trà râu ngô rễ cỏ tranh: râu ngô 30g, rễ cỏ tranh 30g, táo tầu 10 qủa. Tất cả ngâm nước lạnh khoảng 1 giờ, sau đó đun sôi nhỏ lửa trong 1 giờ, chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 4 tuần là một liệu trình.

Bài 2:

Trà nhân trần: nhân trần 10 – 15g hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Thể khí trệ

Với biển hiện bệnh bệnh là thấy chướng đau ở hạ sườn phải, vùng thượng vị đầy tức, đau, miệng đắng, ợ hơi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.

Cách chữa trị : Người bệnh cần sơ can lý khí lợi đởm , người bệnh có thể dùng bài thuốc sau.

Bài 1:

Dùng trà phật thủ. Hằng ngày bệnh nhân có thể uống trà phật thủ thường xuyên thay trà uống thường ngày. Cách pha chế là dùng 10g phật thủ khô (hoặc 20g tươi) thái lát để hãm thành trà.

Bài 2:

Trà râu ngô vẫn thường được mọi người dùng để uống với tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra trà râu ngô còn có tác dụng chữa sỏi thận thể khí trệ rất tốt. Lấy 15g râu ngô nấu nước uống thay trà. Hiện nay trên thị trường đã có loại trà râu ngô chế biến sẵn rất tiện lợi cho người sử dụng.

Thể uất nhiệt

Với biểu hiện của bệnh là sườn chướng đau hoặc có cảm giác nóng rát, miệng đăng hơi thở có mùi. Ngoài ra người bệnh thường có tâm trạng không thoải mái, dễ cáu gắt, đại tiện bí. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyết sắc.

Để điều trị chứng sỏi thận này người bệnh cần được sơ can, lợi đởm, thanh nhiệt. Người bệnh có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau.

Bài 1:

Trà lô căn: lô căn 20g (tươi thì 50g) sắc nước uống thay trà trong ngày; liên tục 3 tháng là một liệu trình.

Bài 2:

Nước râu ngô nhân trần: râu ngô 30g, nhân trần, bồ công anh mỗi thứ 10g. Đun nước uống.

Chú ý:

Các thầy thuốc Đông y đã đưa ra lời khuyên người bệnh bị sỏi thận nên ăn uống thanh đạm, ăn các loại hạt đậu, các chế phẩm từ đậu, dầu thực vật, rau tươi. Người bệnh nên ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước, ăn có các thực phẩm có tính thanh nhiệt, lợi mật, tiêu sỏi như: củ cải trắng, củ cải đỏ, đậu xanh, sơn tra…
Nên tránh thức ăn nhiều mỡ, nhiều cholesterol và tránh ăn uống các chất kích thích như rượu, trà, café.

Bình luận của bạn