Những kiểu bán hàng gian lận cần cảnh giác
Tình hình buôn bán khó khăn, không chỉ cạnh tranh kinh doanh trong cửa hàng, chợ truyền thống mà bán hàng lề đường, chợ tạm cũng ganh nhau từng giá. Nắm bắt được xu hướng khách hàng ham giá rẻ, nhiều tiểu thương gian lận vẫn tìm đủ mọi chiêu để lấy tiền bất chính từ khách hàng. Dưới đây là nhưng 'chiêu' ăn gian phổ biến mà người tiêu dùng cần cảnh giác.
1. Cua buộc dây
“Tôi mua 2 kg được 5 con, loại này cỡ nhỡ. Khi thấy dây buộc quanh, lại ngấm nước tôi liền hỏi người bán thì họ trả lời là buộc cho cua gọn gàng, trọng lượng không đáng là bao. Tuy nhiên, về đến nhà mới tá hỏa dây buộc chiếm tới cả nửa kg, trong khi đó cua luộc rất óp, trong lỏng chỏng nước”, chị Hoa kể.Chị Hoa, ở quận Thủ Đức chia sẻ một tình huống khiến chị hứa không bao giờ mua cua giá rẻ ngoài đường. Trong một lần đi làm về qua con đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) thấy cua Cà Mau bán đầy đường, một kg chỉ 80.000 đồng, rẻ hơn so với các vựa ở TP HCM (thường có giá 120.000 đồng), chị liền ghé mua.
Nhiều tiểu thương bán cua tại chợ tiết lộ, thông thường vào khoảng tháng 6-7 hàng năm, cua dạt thường có số lượng lớn. Người thu gom bán với giá rất rẻ, song vì chi phí vận chuyển và thu mua chiếm lượng lớn nên để đảm bảo có lời, thương lái thường giữ giá rẻ ổn định nhưng “ăn bớt” bằng cách buộc nhiều lớp dây lên cua. Họ còn nhúng cho chúng thấm nước, khiến trọng lượng nhẹ nhất cũng được thêm 2 lạng một kg.
2. Ngâm nước một số loại rau và trái cây
Cụ thể, bắp cải, vải thiều tại TP HCM là 2 sản phẩm thường xuyên được ngâm nước. Bắp cải thường có bẹ lớn nên khi ngâm nước sẽ chui vào bẹ. Còn vải thiều thông thường vỏ có khả năng thấm nước nên khi được ngâm, quả sẽ rất mọng.Bên cạnh yếu tố ngâm nước làm rau, trái cây tươi thì để đây cũng là cách để hàng của tiểu thương có thêm trọng lượng. Nếu thường xuyên tưới nước lên những sản phẩm rau củ và trái cây, thì một kg người bán có thể kiếm thêm 1-2 lạng.
Chị Thoa, người chuyên buôn bắp cải tại chợ Văn Thánh tiết lộ, để bắp cải giữ được lâu và tươi thì nước vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là cách mà chị có thêm tiền từ người mua. Vì nếu bán một ngày khoảng một tạ thì chị cũng có lời được thêm vài chục nghìn đồng nhờ trọng lượng tăng.
3. Chỉnh cân
Để buôn bán “điệu nghệ” hơn và ăn gian theo ý muốn, nhiều tiểu thương chọn cách mài lo xo với máy mài đá. Lò xo càng mỏng thì cân càng nhẹ, trọng lượng ăn gian càng lớn. Cùng với đó, để tránh vị khách tinh ý phát hiện thì mỗi lần cân tiểu thương sẽ đặt sản phẩm lên cân một cách nhẹ nhành. Ngược lại,với người không để ý, người bán sẽ ấn mạnh sản phẩm xuống đĩa cân, lúc ấy trọng lượng món hàng sẽ trở nên nặng hơn, tiểu thương có thể cân gian được 3-4 lạng trong một kg.Chỉnh cân là cách mà khá nhiều tiểu thương áp dụng khi buôn bán. Một tiểu thương chuyên bán hàng trên xe đẩy tại chợ Thị Nghè (Bình Thạnh) tiết lộ, để ăn bớt số lượng cách mà người tiêu dùng ít phát hiện nhất là chỉnh lò xo của cân. Đối với những khu vực người mua không để ý, người bán có thể thay lò xo gốc của loại cân 5kg bằng lò xo của loại 3kg. Như vậy, một kg vải thiều bán cho người mua trọng lượng thực chỉ khoảng 6-7gram. Còn đối với người mua tinh ý, thì dùng loại cân 3kg nhưng sử dụng lò xo của loại 2kg thì một kg vải thiều chỉ khoảng 8-9 lạng.
4. Trộn hàng ngon dở lẫn lộn
“Kể từ hôm đó, tôi tránh xa cửa hàng bán gà ấy. Kinh nghiệm mà tôi rút ra là không nên mua hàng theo lời khuyên của tiểu thương vì những sản phẩm mà người bán khen ngon là những sản phẩm ôi, thiu hoặc kém chất lượng. Vì muốn bán tống bán tháo nên họ tìm đủ mọi cách để mình tin tưởng. Cho nên, khi mua sản phẩm nên chính tay kiểm tra và chỉ mua những gì do mình lựa chọn”, chị Thanh khuyên.Mới đây, chị Thanh, ở quận Bình Thanh vô cùng bức xúc khi mua phải sản phẩm kém chất lượng. Cụ thể, khi đến sạp bán gà tại chợ ở đường Ngô Tất Tố, bên ngoài chủ sạp trưng bày gà ta rất ngon. Sau khi thỏa thuận giá, chị Thanh đề nghị mua nửa con gà được bày trên kệ. Tuy nhiên, chủ quán lại khuyên lấy gà trong bịch và vì trọng lượng vừa phải, lại mới mổ. Chị Thanh đồng ý, nhưng khi về chế biến, rửa và ngâm muối rất nhiều lần nhưng gà vẫn có mùi. Dù ướp gia vị đầy đủ nhưng khi kho gà chị mới phát hiện loại gà mà chị mua đã bị hỏng và không còn tươi. Vì vậy, nguyên nồi thịt gà kho của chị hôm đó phải đổ bỏ.
Theo vnexpress