Ôtô nhập khẩu phải tính thuế theo cách mới

Sau khi lấy ý kiến, Bộ Tài chính cho biết phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới sẽ thay đổi ở cả ôtô nhập khẩu lẫn sản xuất, lắp ráp trong nước, để đảm bảo công bằng cho các bên.

Sau cuộc họp kín lấy ý kiến về điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt giữa tuần qua, đại diện Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính cho biết, cơ bản sẽ giữ đề xuất về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2016.

oto500-8618-1432871447.jpg

Thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô nhập khẩu có thể đẩy giá bán tăng cao. 

Cụ thể, giá tính thuế sẽ là giá bán ra của nhà nhập khẩu (giá bán buôn) thay vì giá CIF nhập về đã có thuế nhập khẩu như trước đây. Đây cũng là cách tính thuế mà các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô trong nước vẫn thực hiện.

Với phương án mới này, giá thuế tiêu thụ đặc biệt phải cộng thêm một phần lợi nhuận, chi phí, cước vận chuyển từ nhà nhập khẩu tới tay đại lý phân phối cho người tiêu dùng. Theo cơ quan soạn thảo, việc thay đổi này sẽ tạo ra sự công bằng và thống nhất giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, đợt điều chỉnh kỳ này còn mục đích chống khai gian lận thuế của các nhà nhập khẩu, sản xuất ôtô nhỏ lẻ và tránh tình trạng thất thu thuế.

So sánh cách tính thuế TTĐB với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc dưới 24 chỗ

  Mới

Thời điểm tính

Ngay khi nhập về

Trước khi nhà nhập khẩu bán ra cho đại lý phân phối

Giá tính thuế

Giá CIF + thuế nhập khẩu

Giá bán ra (Giá CIF + thuế nhập khẩu + lợi nhuận + cước vận chuyển + các chi phí)

Trước đó, ngay khi đề xuất này lần đầu được đưa ra, các doanh nghiệp nhập khẩu đã gửi kiến nghị phản đối lên Bộ Tài chính bởi họ lo ngại việc sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt như một công cụ bảo hộ thì chưa hợp lý và có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường trong nước, chưa kể việc này có thể đẩy giá bán xe tăng cao.

Mặc dù vậy, sau khi được Bộ Tài chính tiếp thu một số ý kiến tại cuộc họp hôm 27/5 về việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lại bắt đầu tỏ ra đồng tình với đề xuất mới. "Rất nhiều phương án được đưa ra nhưng cuối cùng các doanh nghiệp nhập khẩu cơ bản tán đồng", vị này nói. Dù giữ tinh thần giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá nhà nhập khẩu bán ra (giá bán buôn) nhưng Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp thu chỉnh sửa lại đôi chỗ để nhận được sự đồng thuận hơn nữa từ các bên.

Ngược lại, nội bộ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước lại tỏ ra có những bất đồng trong cuộc họp kín hôm 27/5. Thậm chí, một số lại muốn cách tính thuế vẫn giữ nguyên với các doanh nghiệp nhập khẩu. Ông Toshihisa Maruta, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, cho biết 14 trong số 17 thành viên của VAMA đồng ý cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo giá CIF như cũ. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu thay đổi cách tính thuế cho xe lắp ráp trong nước để tạo điều kiện hỗ trợ cho đối tượng này tiếp tục sản xuất ở Việt Nam chứ không phải nhằm vào xe nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Chủ tịch VAMA - lãnh đạo của Toyota lại tập trung đưa câu chuyện về các đề xuất giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp và đề xuất cách tính thuế với xe sản xuất, lắp ráp trong nước, chuyển từ giá bán buôn sang giá xuất xưởng. Tuy nhiên, theo đại diện Vụ Chính sách Thuế, kiến nghị này không phù hợp bởi tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, cách tính như vậy sẽ gộp cả số lỗ của những người kinh doanh. "Hơn nữa, việc xác định ưu đãi, bảo hộ cho phát triển ngành ôtô là một câu chuyện khác, chúng ta sẽ bàn ở những cuộc họp khác", vị này chia sẻ.

Theo vnexpress

Bình luận của bạn

Kết nối với chúng tôi