Ngựa đồng mạ vàng Quang Hà

Đồ mỹ nghệ và đồ thờ bằng đồng có cùng 1 quy trình chế tác gọi chung là “đồ thờ bằng đồng”, có một số phương pháp để chế tác như đúc, gò (thúc), ép thủy lực…tuy nhiên sản phẩm đúc vẫn chiếm ưu thế áp đảo vì vậy Vncharm chia sẻ với đối tượng là các sản phẩm sản xuất theo phương pháp đúc.

Đồ mỹ nghệ và đồ thờ bằng đồng có cùng 1 quy trình chế tác gọi chung là “đồ thờ bằng đồng”, có một số phương pháp để chế tác như đúc, gò (thúc), ép thủy lực…tuy nhiên sản phẩm đúc vẫn chiếm ưu thế áp đảo vì vậy Vncharm chia sẻ với đối tượng là các sản phẩm sản xuất theo phương pháp đúc.

Thế nào là đồ thờ bằng đồng chất lượng?

Câu trả lời là khi sản phẩm đó đạt tiêu chí về mỹ thuật và kỹ thuật.

Về mỹ thuật: Do sở thích, cảm nhận của mỗi người là khác nhau nên tiêu chí này cũng có sự thay đổi trong con mắt từng người, ví dụ người thích các chi tiết của sản phẩm phải cứng cáp, mạnh mẽ, người lại thích mềm mại bay bổng, tuy sở thích khác nhau nhưng cần phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định, do sản phẩm thờ cúng là hữu hình, có hình dạng và kích thước cụ thể do đó sản phẩm phải đạt sự hài hòa về kích thước, bố cục, các điểm nổi bật/nhận diện của sản phẩm phải thể hiện được (ví dụ một quả chuông tiếng phải ngân và rung; một pho tượng: Tỷ lệ về kích thước của mặt với thân, chân, vai phải đảm bảo; hai mắt phải đều nhau không thể mắt to mắt bé, mắt cao mắt thấp), các đường nét phải mạch lạc (ví dụ lông cánh của con hạc phải tách rời khối, nổi rõ từng lông chứ không thể bết khối như thể con hạc đó vừa đi đằm bùn đất)… đạt được các tiêu chí trên thì sản phẩm mới có hồn.

 

Về kỹ thuật: Có hai yếu tố chính đánh giá đó là kết cấu và thành phần nguyên liệu, trong đó nguyên liệu đóng vai trò chi phối bởi nó ảnh hưởng tới kết cấu. Một sản phẩm thờ cúng không thể đạt yêu cầu khi bề mặt bị rỗ chằng chịt với các vết rỗ có kích thước lớn, sâu, cũng không thể đạt khi bề mặt đó nhẵn bóng nhưng nhẵn bóng bằng cách sử dụng ma tít sơn bả để che các vết rỗ…Dựa vào thành phần nguyên liệu có thể chia đồ thờ bằng đồng làm hai loại đó là: Đồng vàng và đồng đỏ.

 

Đồng vàng hay còn gọi là đồng thau, thành phần chính là đồng đỏ (Cu) chiếm khoảng 60 -70% và Kẽm (Zn) chiếm khoảng 27-40% với đặc điểm độ cứng cao, khó chế tác, giá nguyên liệu rẻ hơn đồng đỏ, có màu vàng sáng như vàng 18k và ít có khả năng sơn phủ, chuyển thành màu khác do đó rất dễ nhận biết.

 

Đồng đỏ: Ưu điểm là dễ chế tác, có thể chạm, khảm vàng, bạc, có thể “xuống màu” (tạo màu) được nhiều màu sắc khác nhau... nhưng nhược điểm là giá thành cao.  Gọi là đồng đỏ nhưng thực tế phải là hợp kim của đồng đỏ bởi đồng đỏ có đặc tính khi cán nóng rất dẻo, dễ tạo hình nhưng khi sử dụng công nghệ đúc thì với đặc tính sức căng bề mặt lớn, độ trơn chảy kém cộng với vật đúc thường có hình dáng gấp khúc, độ dày ở các vị trí khác nhau dẫn tới sản phẩm đúc thường gặp nguy cơ khả năng điền đầy kém, gây thủng sản phẩm và bề mặt hay bị vỡ nứt, để khắc phục nhược điểm này thì thợ đúc thường pha thêm vào đồng đỏ một lượng thiếc (Sn), chì (Pb), việc pha thêm thành phần này cũng là cơ hội để các xưởng làm ăn không nghiêm chỉnh lợi dụng để “rút ruột” sản phẩm.

Phụ thuộc vào kích thước, cấu trúc của sản phẩm mà tỷ lệ pha khác nhau nhưng từ kinh nghiệm cha ông truyền lại và thực nghiệm chúng con đúc rút ra, một sản phẩm thờ cúng bằng đồng đạt yêu cầu tối ưu khi thành phần chứa 5% thiếc,tối đa 10% chì còn lại là đồng đỏ (cho phép một tỷ lệ tạp chất nhưng không lớn hơn 2% và với chuông, khánh không được phép pha chì) với những vật đúc có kích thước nhỏ, cấu trúc không phức tạp thì có thể không pha chì. Do giá của thiếc và đồng đỏ cao gấp nhiều lần chì nên thợ thiếu nghiêm túc lợi dụng pha tỷ lệ chì rất cao tới 40-50% để thu lợi bất chính. Việc pha quá nhiều chì dẫn tới các nguy hiểm cho người dùng (nguy cơ bị nhiễm độc chì) và sản phẩm có chất lượng kém, đặc tính của pha chì không khuếch tán với pha đồng dẫn tới hiện tượng thiên tích (tách riêng chì với đồng) dẫn tới khả năng chịu lực của sản phẩm ở các vị trí không đều nhau đặc biệt là sản phẩm kích thước lớn, với đặc điểm nước ta khí hậu nhiệt đới, sau một thời gian sử dụng bề mặt sản phẩm sẽ bị phá, đùn ra các bọt (dân gian gọi là cứt đồng) làm loang lổ bề mặt, xuất hiện mùi tanh khét...sản phẩm không còn tính thẩm mỹ.

Lựa chọn thế nào để có sản phẩm thờ cúng bằng đồng đạt chất lượng?

Về mỹ thuật thì cảm nhận mắt thường có thể tự đánh giá, nhưng phân biệt sản phẩm  có chất liệu tốt không đơn giản nhất là khi người mua không có kinh nghiệm và kiến thức. Một phương pháp kinh điển là cắt một mẩu nhỏ (với các sản phẩm kích thước lớn) hoặc đem cả sản phẩm (nếu kích thước nhỏ) gửi các trung tâm phân tích kim loại như viện Khoa học Vật Liệu, PTN vật liệu trường ĐHBKHN….phân tích ra thành phần nhưng phương pháp này có khó khăn bởi không phải sản phẩm nào cũng có thể cắt hoặc mang đi đo được, hiện tượng thiên tích gây ra kết quả không đại diện bởi mỗi vị trí khác nhau có thể cho ra kết quả khác nhau cần phải phân tích ở nhiều vị trí, nhiều mẫu,tốn kém. Có một kinh nghiệm rất dễ áp dụng và chính xác cao (tất nhiên không thể định lượng ra % các thành phần) đó là dựa trên màu sắc của sản phẩm. Sản phẩm ít bị pha chì thì màu càng đỏ tươi gần với màu đồng đỏ, bị pha chì nhiều thì màu phôi đúc ra bị nhợt nhạt gần với màu chì; Có hai cách, cả hai dựa trên đặc điểm nhiệt nóng chảy của chì là rất thấp và công cụ đánh giá rất phổ biến ở các xưởng chế tác,  một là dùng mũi dùi hay máy mài, mài nhẹ lên bề mặt sản sau khi mài bề mặt sẽ bóng loáng, màu tươi mới nhưng để sau vài phút màu sẽ tái nhợt do ma xát nên nhiệt độ tại chỗ mài cao, chì nóng chảy trôi lên bề mặt; cách hai là dùng đèn khò bằng gas thổi vào 1 hoặc một số vị trí của sản phẩm, cơ chế và hiện tượng tương tự cũng xuất hiện.

Bình luận của bạn