Ngành Da Giày: Cân Bằng Giữa Xuất Khẩu và Tiêu Thụ Nội Địa

Quay về chiếm lĩnh thị trường nội địa, xây dựng thương hiệu, phát triển các sản phẩm da giày cao cấp... ngành da giày sẽ giảm dần được tỷ lệ gia công hàng, xây dựng được thương hiệu với thị trường quốc tế và xuất khẩu ở phân khúc thị trường cao hơn, có giá trị kinh tế hơn.

Quay về chiếm lĩnh thị trường nội địa, xây dựng thương hiệu, phát triển các sản phẩm da giày cao cấp... ngành da giày sẽ giảm dần được tỷ lệ gia công hàng, xây dựng được thương hiệu thị trường quốc tế và xuất khẩu ở phân khúc thị trường cao hơn, có giá trị kinh tế hơn.

alt

Trong bối cảnh các nước EU, thị trường truyền thống của ngành da giày, đang áp dụng một loạt những rào cản thương mại đối với các sản phẩm giày, dep... của Việt Nam thì việc phát triển thị trường nội địa là một trong những giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. Hướng về thị trường hơn 86 triệu dân luôn nằm trong tốp các ngành hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ngành da giày Việt Nam cũng dần khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế.

Năm 2010 đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của ngành da giày, tính đến hết tháng 10/2010 ngành da giày đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê, việc tiêu thụ giầy dép tại thị trường nội địa Việt Nam ngày càng tăng, khoảng 130 triệu đôi giầy dép các loại/năm (1,51 đôi/người/năm). Với mức tiêu thụ bình quân tăng khoảng 8%/năm và tốc độ tăng trưởng dân số dự báo trên 1,1% trong những năm tới thì lượng giầy dép tiêu thụ tăng khoảng hơn 10 triệu đôi/năm. Như vậy, đến năm 2020, tiêu thụ giầy dép tại thị trường trong nước dự báo tăng lên mức 355 triệu đôi.

Do đó, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thị trường ngành da giầy thì thị trường nội địa sẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất hàng giầy dép. Theo Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt nam, ông Nguyễn Đức Thuấn cho hay, để ngành da giày phát triển bền vững phải thực hiện theo lộ trình, trước hết là phải tạo dựng được thương hiệu và giành lại thị phần ở thị trường nội địa. Để làm được điều này, ngành da giày đang tập trung triển khai hàng loạt giải pháp lớn để phát triển nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ, để đến năm 2015 sẽ nội địa hóa được 65%-75%.

Bên canh đó việc mở rộng đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất với khoảng 250-300 DN mới chuyên sản xuất mũ giày và gò ráp, theo mô-đun mỗi nhà máy có công suất 3-5 triệu mũ giày và khoảng 2.000 lao động được nhiều DN hướng tới. Ông Nguyễn Quang Huy, phụ trách phát triển thị trường nội địa Công ty Giày An Lạc cho biết, cách đây 3 năm giày An Lạc đã quay về khám phá thị trường nội địa.

Tuy nhiên, thời điểm đó, công ty mới chỉ bán một mặt hàng duy nhất là giày vải. Đến nay, do sản phẩm da giày mũ của VN có nguy cơ bị áp thuế bán phá giá tại thị trường EU, vì thế, giày An Lạc có kế hoạch phát triển mạnh vào thị trường nội bằng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, công ty sẽ hướng đến tầng lớp là các học sinh, sinh viên với nhiều mẫu mã đa dạng phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng trẻ tuổi. "Sản phẩm Giày An Lạc hiện đã có mặt ở các cửa hàng thuộc hệ thống Vina Giày, siêu thị Metro, Vinatex.

Tuy nhiên, nhằm đẩy mạnh phát triển sâu hơn nữa tại thị trường nội địa, vừa qua công ty đã mở tổng đại lý tại Hà Nội để đưa sản phẩm giày vải ra thị trường các tỉnh phía Bắc", ông Huy cho biết. Chủ tịch Hiệp hội Da giầy Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn cho biết, hiện đã có nhiều DN lớn ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn. Quá trình này sẽ giúp các DN trong nước phát triển mạnh về quy mô như Biti’s, Thái Bình, An Lạc, Thượng Đình, Thụy Khuê, Hải Phòng, An Lạc, Vina giầy...

Mục tiêu xuất khẩu đạt 21 tỷ USD vào năm 2020 Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới và đất nước đang thời kỳ suy thoái, các DN xuất khẩu da giày VN vẫn đạt được những thành quả rất đáng khích lệ. Năm 2010, da giày là một trong 16 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Da giầy Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn, ngành da giày trong những năm gần đây, luôn giữ ở vị trí thứ 3 về đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước, giúp tăng thu ngoại tệ và gia tăng cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước.

Theo kế hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đến năm 2020 là xây dựng ngành da giày trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giày hàng đầu thế giới và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng.

Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là 9,1 tỷ USD, năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Đồng thời, nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng Quy hoạch trong giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 - 65%, năm 2020 đạt 75 - 80 % và năm 2025 đạt 80 - 85%.

Trong Quy hoạch, giày dép vẫn là sản phẩm chủ lực của ngành, song sẽ quan tâm đến việc sản xuất giầy dép da thời trang và cặp - túi - ví chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa. Đối với sản phẩm da thuộc, ngành sẽ tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Đầu tư sản xuất da thuộc được gắn liền với việc phát triển đàn gia súc góp phần giảm nhập siêu và chủ động trong sản xuất.

VnCharm

Nguồn tham khảo

http://www.covcci.com.vn/show.aspx?cat=019&nid=336

Bình luận của bạn