Ngắm cảnh đẹp Việt Nam qua những bức tranh thêu Xuân Nẻo

Cách thành phố Hải Dương 20km về phía nam, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ nổi tiếng khắp nơi về nghề thêu, đây là một nghề cổ truyền từ lâu đời, đến đầu thế kỷ XX nghề thêu ở Xuân Nẻo được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Sản phẩm là các bức tranh thêu với đa dạng chủ đề chủ yếu là cây, hoa lá, động vật và một số hình ảnh tiêu biểu về thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

Cách thành phố Hải Dương 20km về phía nam, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ nổi tiếng khắp nơi về nghề thêu, đây là một nghề cổ truyền từ lâu đời, đến đầu thế kỷ XX nghề thêu ở Xuân Nẻo được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Sản phẩm là các bức tranh thêu với đa dạng chủ đề chủ yếu là cây, hoa lá, động vật và một số hình ảnh tiêu biểu về thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

Làng thêu Xuân Nẻo

Làm ra một sản phẩm thêu có chất lượng rất kỳ công. Với mỗi bức tranh thêu, người thợ cần phác thảo bản vẽ để định hình bố cục bức tranh và vẽ các chi tiết, rồi dùng giấy nến, bút kim đục theo đường vẽ, dùng dầu xoa cho nét vẽ “ăn” xuống nền vải. Xong công đoạn phác thảo rồi mới bắt đầu đi những đường thêu. Sản phẩm thêu Xuân Nẻo ngày nay có nét tinh xảo đặc biệt bởi đường thêu mịn, sắc nét, màu tranh không bị nhòe, phai như một số sản phẩm thêu khác trên thị trường. Bí quyết không chỉ ở đôi tay tài hoa của người thợ, ở sợi chỉ thêu phải mảnh, vải thêu chất lượng cao mà điều quan trọng là cái tâm của người làm nghề.

Chủ đề của những sản phẩm thêu truyền thống ở Xuân Nẻo thường là những hình ảnh gắn liền với làng quê, với sinh hoạt đời thường: cây đa, sân đình, bờ ao, con trâu, lũ trẻ, hoa sen, hoa cúc…  trên khăn tay, đồ lưu niệm, ga hoặc gối. Dần dần, để phù hợp thị hiếu người dùng, sản phẩm đa dạng hơn như dòng tranh nghệ thuật thêu phong cảnh đồng quê, danh thắng, bộ tranh tứ quý, các tích cổ…

Photo

Làm nghề với tất cả tình yêu, sự tự hào, nghệ nhân Nguyễn Thị Hoan và Phạm Thị Hòa đã tạo việc làm cho nhiều người địa phương. Cơ sở thêu Hoan- Tứ hiện nay tạo việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động nữ trong xã đều đã ngoài 50 tuổi. Còn cơ sở sản xuất của nghệ nhân Phạm Thị Hòa duy trì 20 lao động thường xuyên, 80 lao động thời vụ nhận sản phẩm về làm tại nhà. Mỗi lao động thu nhập 4 triệu đồng/tháng. Chị Mai Thị Linh, một thợ thêu đã học nghề ở đây từ năm 2002 cho biết: “Cô Hòa rất tâm huyết với nghề. Sự tận tâm hướng dẫn của cô khiến chúng tôi cũng muốn theo nghề. Càng làm càng biết thêm tinh hoa của nghề thêu, tôi càng yêu thích”.

 
Bình luận của bạn