Bảo tồn và phát triển hạt gạo nếp cái hoa vàng

“Hạt gạo làng ta có vị phù sa của sông Kinh Thầy”. Câu thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa dường như đã phần nào lý giải vì sao những hạt gạo nếp cái hoa vàng của các xã huyện Kinh Môn - Hải Dương lại có vị thơm, dẻo đặc biệt và được đánh giá là loại gạo nếp ngon nhất cả nước. Có lẽ chính những hạt phù sa màu mỡ và dòng nước mát lành của con sông Kinh Thầy hiền hòa đã tạo nên hương vị đặc trưng cho hạt gạo nơi đây.

“Hạt gạo làng ta có vị phù sa của sông Kinh Thầy”. Câu thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa dường như đã phần nào lý giải vì sao những hạt gạo nếp cái hoa vàng của các xã huyện Kinh Môn - Hải Dương lại có vị thơm, dẻo đặc biệt và được đánh giá là loại gạo nếp ngon nhất cả nước. Có lẽ chính những hạt phù sa màu mỡ và dòng nước mát lành của con sông Kinh Thầy hiền hòa đã tạo nên hương vị đặc trưng cho hạt gạo nơi đây.

alt

Nếp cái hoa vàng Kinh Môn từ lâu đã được thị trường ưa chuộng và hiện có trong thực đơn của nhiều nhà hàng dân tộc trong cả nước. Gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn có chất lượng vượt trội  so với  một số loại nếp cùng loại được trồng ở Hải Dương hay một số tỉnh miền Bắc như gạo “rộng” đều hạt, không gẫy, tỷ lệ tấm thấp, hàm lượng protein và một số Axit amin cao; chất lượng gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn ngon đứng đầu các loại lúa nếp, khi nấu lên hạt trong và ráo, mềm nhưng không nát, ăn vừa thơm vừa đậm đà; hạt gạo đầy tròn nên nhiều người dân quen gọi “nếp hoa vàng” hay là “nếp cái hoa vàng”. Gạo có mùi thơm, đặc biệt khi nấu chín còn có mùi thơm nhẹ, hấp dẫn, cơm dẻo, hạt cơm bóng. Qua đó cho thấy gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn đã trở thành thương hiệu được người trong và ngoài tỉnh biết đến như một loại đặc sản gắn liền với địa danh Kinh Môn.

Huyện Kinh Môn hiện có 3 xã Long Xuyên, Phạm Mệnh và An Phụ có gieo cấy giống nếp cái Hoa Vàng. Trong đó, xã An Phụ có diện tích lớn nhất, toàn xã có 40ha. Hiện nay, có nhiều giống lúa cho năng suất cao, trong khi đó giống nếp cái hoa vàng mỗi vụ chỉ cho năng suất khoảng 3,5 tán/ha, nhưng bù lại đây lại là giống lúa cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các giống lúa khác. Hiện nay, giá lúa bán tại ruộng của bà con nông dân vào khoảng……..trong khi đó, giá nếp cái hoa vàng đầu vụ là 12.500 đồng/kg, cuối vụ là khoảng 17.000 đồng/kg. Giá lúa cao, chính là một trong những lí do khiến bà con nông dân gắn bó với giống lúa này.

Tuy nhiên, người trồng nếp cái Hoa vàng cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Trước hết là những khó khăn về kỹ thuật canh tác. Mỗi giống lúa đều có những đặc trưng thích ứng với điều kiện môi trường riêng, nếu không có những biện pháp canh tác thích hợp, năng suất của cây trồng sẽ bị hạn chế. Nếp cái hoa vàng là giống lúa dài ngày chỉ cấy được ở vụ mùa và có thời gian sinh trưởng tới 150 ngày (kể từ khi gieo mạ). Do dài ngày nên giống lúa nếp cái hoa vàng thường thu hoạch cuối cùng. Ngoài ra nếp cái hoa vàng còn cho năng suất thấp, bằng khoảng 60% một số giống nếp mới (nếp lai 415). Nếu canh tác không đúng quy trình kỹ thuật và lại bị sâu bệnh hại thì nếp cái hoa vàng chỉ thu hoạch được khoảng 30kg/sào. Xác định được những khó khăn của bà con nông dân, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằmgiúp người dân nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nếp cái hoa vàng. Ông Ngô Quang Sáng - Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và thương mại nếp cái hoa vàng Kinh Môn cho biết: Vụ mùa năm 2008, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với Hiệp hội chọn được sống lúa siêu nguyên chủng để chuyển giao cho một số hộ nông dân gieo cấy để nhân rộng. Vụ mùa năm 2009 và năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã đầu tư, hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật cũng như kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, Các ngành chức năng từ tỉnh đến huyện cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, thâm canh . . . hỗ trợ người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng của giống lúa.

Ngoài những khó khăn về kỹ thuật canh tác đối với giống lúa “cao cấp” này , người nông dân còn gặp phải những khó khăn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển thương hiệu Nếp cái hoa vàng. Hiện nay, nếp cái hoa vàng chính hiệu đang bị lẫn với nhiều sản phẩm lúa nếp có chất lượng thấp hơn. Để quản lý tốt hơn chất lượng của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn, nâng cao hiệu quả thu nhập cho người sản xuất và gìn giữ, phát huy giá trị của sản phẩm, Hiệp hội đã tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách cung cấp cho một số siêu thị như Hapro (Hà Nội), Hải Phòng, Quảng Ninh . . .Hiệp hội còn tích cực tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tham gia hội thi kiến thức và chế biến gạo nếp cái hoa vàng và nhiều hình thức quảng bá sản phẩm khác, tạo lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Tuy nhiên sản phẩm nếp cái hoa vàng Kinh Môn cũng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia thị trường tiêu thụ đó là chưa đủ tư cách pháp lý để trao đổi, ký hợp đồng kinh tế với các đối tác. Một số nhà phân phối như siêu thị, tổng công ty xuất nhập khẩu khi bán hàng phải có hoá đơn giá trị gia tăng, mã số thuế, số lượng hàng lớn cũng như sự sẵn có của sản phẩm. Ngoài ra cũng phải kể đến nhận thức của người dân về hợp tác kinh tế vẫn còn thấp; quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún (chỉ khoảng 720m2/hộ); chưa tôn trọng quy định, tôn chỉ, mục đích của hiệp hội.  

Nhằm xây dựng nếp cái hoa vàng Kinh Môn trở thành thành cây hàng hoá cho giá trị kinh tế cao, các ngành chức năng từ tỉnh Hải Dương đến huyện Kinh Môn đã chủ động khai thác các chân ruộng vàn và vàn trũng có đặc điểm thổ nhưỡng phù hợp để gieo cấy nếp cái hoa vàng để từng bước nâng diện tích gieo cấy để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và một số thị trường lớn trong và ngoài nước vào các năm tới

VnCharm

Nguồn tham khảo:

http://www.haiduong.gov.vn/vn/chinhquyen/tltt/tinv%C3%AA%CC%80cq/Pages/B%E1%BA%A3ot%E1%BB%93nv%C3%A0ph%C3%A1ttri%E1%BB%83nh%E1%BA%A1tg%E1%BA%A1on%E1%BA%BFpc%C3%A1ihoav%C3%A0ng.aspx

Bình luận của bạn