Dẻo thơm gạo tám Điện Biên
Điện Biên có lòng chảo Mường Thanh rộng lớn, có điều kiện thích hợp cho cây lúa sinh sôi và phát triển. Nhờ vậy, không biết từ khi nào cây lúa, hạt gạo Điện Biên đã thơm ngon khác lạ. Đặc biệt là gạo tám Điện Biên thì đã nổi danh khắp gần xa, trở thành một đặc sản của vùng núi Tây Bắc.
Điện Biên có lòng chảo Mường Thanh rộng lớn, có điều kiện thích hợp cho cây lúa sinh sôi và phát triển. Nhờ vậy, không biết từ khi nào cây lúa, hạt gạo Điện Biên đã thơm ngon khác lạ. Đặc biệt là gạo tám Điện Biên thì đã nổi danh khắp gần xa, trở thành một đặc sản của vùng núi Tây Bắc.
Gạo tám Điện Biên có đặc điểm rất riêng: hạt nhỏ, mầu đục không trắng như gạo tám thường. Từng vốc gạo chảy qua kẽ ngón tay những dòng trắng muốt. Hạt gạo dài đều tăm tắp, căng bóng và thơm đến lạ. Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm, nhiều nhựa nên thường dính răng… Và một điều rất đặc biệt là không phải chỉ khi nấu thành cơm mới có mùi thơm, mà từ khi còn là hạt gạo, gạo tám Điện Biên đã mang trong mình một mùi hương thoang thoảng. Gạo tám Điện Biên thơm dẻo nên thường được người dân làm cơm lam, làm khẩu cắm. Khẩu cắm đồ như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng; hay làm khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp) – các món ăn đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Hạt gạo quý như vậy là do dinh dưỡng, màu mỡ của rừng già, núi cao khắp nơi chảy vào thung lũng, nhờ tinh túy đất trời hội tụ trong từng thớ đất, nhờ dòng nước màu mỡ từ sông Nậm đắp bồi.
Quả thật bát cơm gạo Tám thơm với hạt gạo dài mơ mộng, dẻo và đậm đà như tấm lòng người Tây Bắc đã níu chân biết bao thực khách đường xa. Ăn cơm thơm Điện Biên thì bao nhiêu nhọc nhằn, âu lo, phiền muộn dường như tan biến. Gạo Tám Điện Biên xứng đáng nằm trong “top” gạo hàng đầu của Việt Nam.
VnCharm
Nguồn: