Nhang Phụng Nghi và cảm nhận tinh hoa văn hóa Việt

Nhang Phụng Nghi được làm thủ công, không sử dụng chất hóa học nên không vàng tươi, đẹp một cách “công nghiệp” như các loại nhang khác. Mỗi nén nhang ẩn chứa nhiều nét văn hóa truyền thống Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà hương nhang Phụng Nghi lại được các nhà sử học: GS. Lê Văn Lan, Dương Trung Quốc, GS. Vũ Khiêu … dành những lời khen ngợi rất quý giá trên từng sản phẩm hương. Bởi mỗi nén nhang đã ẩn chứa nhiều nét văn hóa truyền thống Việt Nam.

Cầm nén nhang Phụng Nghi trên tay ấn tượng đầu tiên là vẻ mộc mạc. Nhang được làm thủ công, không sử dụng chất hóa học nên không vàng tươi, đẹp một cách “công nghiệp” như các loại nhang khác, nhưng chỉ cần đưa lên ngửi thử mùi nhang chưa thắp, chúng tôi cũng đã bị thuyết phục đến một nửa rồi. Đặc biệt là khi thắp lên, ngồi trong phòng, tôi không thấy cay mắt. Nén nhang cháy rất chậm và đều, sau 2 tiếng mới cháy hết. Khói hương thơm nhưng không có hậu vị hắc như hương hóa học, một không gian thiền định vừa gần vừa xa, vừa hiện hữu, vừa vô hình…

alt

Mỗi cái tên hương nhang cũng là cả sự thâm trầm triết lý sâu xa. Ví dụ: Hồng Phúc Xuân Thiên (Phúc lớn trong tiết Xuân), Niên Niên Dư Dư (mỗi năm đều dư dả thêm - ước mơ về sự no ấm, sung túc), Phúc An (Phúc Đức và Bình An - đi kèm hình ảnh là tranh dân gian về tích cổ sự sum họp đoàn viên của Thúy Kiều cùng Kim Trọng, Thúy Vân và gia đình - ý nói Bình An trở lại), Khang Ninh (May mắn và An lành - đi kèm hình ảnh là tích cổ Tống Trân Cúc Hoa - cả hai người cùng đỗ đạt, sóng gió cuộc đời đã qua đi- gia đình gặp May mắn trở nên An bình)…

Trong hương thơm phảng phất của một nén nhang Thiền được thắp lên, bà Dương Anh- Phó Chủ tịch Công ty Hương Phụng Nghi tâm sự: “Phụng Nghi tâm niệm và ước mong được đại diện cho những giá trị văn hoá ngàn năm thuần Việt. Trong mọi khâu sản xuất nhang, Phụng Nghi đều thấm nhuần quan niệm đó. Mỗi nén nhang chứa đựng tinh hoa, chứa đựng sự giao hoà giữa Trời – Đất – Người, như  một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất. Chất tinh hoa ấy thể hiện trong việc lựa chọn nguyên liệu thảo mộc lấy vào mùa xuân, có nhiều tinh dầu và tạo nên hương pháp thiên nhiên tốt nhất. Nào đại hồi – Lạng Sơn, quế - Yên Bái, đến Ngâu – Thái Bình, trầm – Quảng Nam…

Nhóm nghiên cứu của Phụng Nghi đã đi hàng ngàn giờ qua lại khắp các vùng sản xuất nhang ở các vùng miền Việt Nam để học hỏi, tìm lại những công thức, kinh nghiệm và bí quyết dân gian làm hương nhang mà gần như đã bị thất truyền (mà cụ thể dẫn đến hệ quả là những nén hương ngày nay ngoài thị trường rất bụi bặm, rẻ mạt, chứa hóa chất, thiếu những nén văn hóa linh thiêng, hoặc bắt chước những nén hương của Trung Quốc, Đài Loan chứ không phải hồn dân tộc Việt…). Từ công thức dân gian trở thành cơ sở lý luận khoa học để làm ra những nén hương có nồng độ khói, hàm lượng khói, hàm lượng tro, thời gian cháy hoàn hảo nhất. Phụng Nghi hiện tại có hơn 10 công thức nhang là nét văn hoá đặc trưng của khắp các vùng miền trên cả nước. Điển hình là nhang Trám ở vùng Kinh Bắc, nhang Hương Bài của vùng Đông Bắc Bộ, nhang Trầm của Hà Nội, nhang Đàn hương của vùng Sài Gòn – Gia Định…

Với triết lý kinh doanh có đạo đức, tinh thần chính trực, nhang Phụng Nghi đã đến với người tiêu dùng, đến được nơi linh thiêng, cửa Phật trên cả nước như: lăng mộ Bố Cái Đại Vương, lăng Bác Hồ, nghĩa trang Trường Sơn, đình Ứng Thiên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Quán Sứ, chùa Hương, chùa Keo, khu di tích Yên Tử, Đền Trần, Thăng Long Tứ Trấn, phủ Tây Hồ…

GS Lê Văn Lan đã từng có lời khen ngợi về một tên sản phẩm của Phụng Nghi: “Quốc hương là hương thơm của đất nước Việt Nam. Thu lại từ “Quốc sắc Thiên hương”, đây là những chính phẩm có vẻ đẹp và cái duyên của Mỹ nữ lại có tinh hoa và sự linh diệu của Vũ trụ để tỏa lan khắp không gian văn hóa Quốc gia và Quốc tế”. Quốc hương là một dòng sản phẩm hương của Phụng Nghi mà GS Lê Văn Lan trực tiếp chỉ dạy từ các nét văn hóa, từ văn hóa hương, từ hoa văn, hình ảnh, biểu trưng, câu chủ đề sản phẩm…

Chính Giáo sư Lê Văn Lan (nhà sử học hàng đầu Việt Nam về thời kỳ Hùng Vương) đã trực tiếp dâng hương Phụng Nghi lên Đền Hùng mà thầy gọi là “hương quý dâng lên Đức Thánh Tổ”. GS Lê Văn Lan đã giúp chúng tôi khơi lại trong dòng chảy văn hóa hôm nay những nét văn hóa dâng hương linh thiêng và tôn kính”, bà Dương Anh cho hay.

Các vỏ hộp của Quốc Hương cũng lấy chất liệu từ tranh vẽ tay rất cầu kỳ các vị anh hùng dân tộc: Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh tiến quân vào Thăng Long, Hưng Đạo Đại Vương chiến thắng quân Mông Cổ ở sông Bạch Đằng, Vua Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long… để khắc họa sự tinh tế Quốc Hương là nén hương dân tộc Việt Nam gửi dâng lên những người anh hùng dân tộc.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đánh giá rất cao sự kiên trì, tỉ mỉ, dù mộc mạc nhưng rất tinh hoa trong mỗi nén hương Phụng Nghi. Theo đó, nhà sử học này còn có ý tưởng dâng hương Phụng Nghi tại các đền chùa ở Trường Sa để thể hiện núi sông biển đảo Việt Nam toàn vẹn liền một dải- mối liên hệ tâm linh tâm hồn Việt giữa đất liền và biển đảo quê hương.

VnCharm

Nguồn

www.dantri.com.vn/nen-nhang-phung-nghi

Bình luận của bạn