Chuyển Động Mới Ở Tổng Công Ty Viglacera

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu trong những năm qua, Tổng công ty VIGLACERA vẫn đứng vững bằng năng lực của mình, đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo nên hiệu ứng về đầu tư, công nghệ trên toàn quốc, hình thành nên ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đáp ứng hầu hết nhu cầu xây dựng của Việt Nam, góp phần đáng kể vào việc bình ổn thị trường VLXD trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu trong những năm qua, Tổng công ty VIGLACERA vẫn đứng vững bằng năng lực của mình, đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo nên hiệu ứng về đầu tư, công nghệ trên toàn quốc, hình thành nên ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đáp ứng hầu hết nhu cầu xây dựng của Việt Nam, góp phần đáng kể vào việc bình ổn thị trường VLXD trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.

alt

1. Những kết quả đáng ghi nhận

Được thành lập năm 1974, với cơ sở ban đầu là các nhà máy sản xuất gạch thủ công, VIGLACERA đã đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói, đất sét nung, ceramic, granite, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu chịu lửa… Các sản phẩm của VIGLACERA không những được khẳng định tại thị trường trong nước mà còn vươn ra hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong nhiều năm qua, VIGLACERA liên tục đầu tư mở rộng quy mô, đến nay Tổng Công ty đã có trên 40 đơn vị thành viên.VIGLACERA còn xây dựng được một hệ thống các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đào tạo, xuất khẩu lao động…, đáp ứng nhu cầu trong Tổng Công ty và ngoài thị trường. 

Ngoài ra, VIGLACERA còn đang từng bước khẳng định mình trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp với 9 công ty hoạt động trên lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô thị - nhà ở và văn phòng - trung tâm thương mại, sở hữu trên 2000 ha đất xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị và thương mại văn phòng.

Trong lĩnh vực quan hệ và hợp tác quốc tế, trong nhiều năm qua, VIGLACERA cũng không ngừng đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Hiện VIGLACERA là bạn hàng truyền thống của nhiều hãng cung cấp nguyên liệu, hoá chất, máy móc thiết bị nổi tiếng trên thế giới trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng từ các nước: I-ta-li-a, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Xing-ga-po... Hiện, VIGLACERA là thành viên chính thức của Viện nghiên cứu Gốm sứ Vương quốc Anh (Ceram Research).

Từ năm 2006 đến năm 2009, Tổng Công ty liên tục đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra: Đầu tư phát triển được đẩy mạnh, chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.

Trong năm 2010 này, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất lợi như: tăng giá đầu vào, tình trạng mất điện và cấp điện không ổn định làm tăng chi phí của khối sản xuất, không còn các ưu đãi về hỗ trợ lãi suất của Nhà nước… Tuy nhiên, bằng sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo, sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên toàn Tổng Công ty, VIGLACERA đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Dự kiến năm 2010, Tổng công ty đạt lợi nhuận trên 500 tỉ đồng, gần bằng số vốn điều lệ; doanh thu đạt 8.660 tỉ đồng, vượt kế hoạch đề ra; xuất khẩu đạt 26 triệu USD

2. Tiên phong về công nghệ - Phương châm phát triển của VIGLACERA

Trong 36 năm qua, thương hiệu Viglacera được khẳng định chính bởi vị trí tiên phong trong việc đưa công nghệ mới, công nghệ nguồn, chuyển giao công nghệ hiện đại trong sản xuất vật liệu xây dựng vào Việt Nam.

Tháng 9/1979, khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định sáp nhập 2 Công ty sản xuất VLXD miền Nam và miền Trung vào Công ty Gạch ngói sành sứ xây dựng ở miền Bắc để thành lập nên Liên Hiệp các Xí nghiệp gạch ngói và sành sứ xây dựng (Liên hiệp). Giai đoạn này Liên hiệp gặp rất nhiều khó khăn do công nghệ lạc hậu, chưa đồng bộ hóa các công đoạn trong suốt chu trình sản xuất, nên năng suất thấp và chất lượng thấp. Liên hiệp trong giai đoạn này đã thực hiện các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhằm hợp lý hóa sản xuất với sự giúp đỡ của các nước XHCN. Trong sản xuất gạch xây sáng kiến dùng than nhóm lò đứng thay củi; xếp cầu rãnh trong lò đứng để lửa bén nhanh và đều; đổ hốc thay than bánh để giảm chi phí lao động đóng than, sáng kiến sấy gạch mộc bằng lò dã chiến trong những ngày mưa phùn đã được nghiên cứu, áp dụng thành công. Thời kỳ này, hàng loạt các nhà máy sản xuất gạch được xây dựng mới bằng dây chuyền công nghệ sản xuất 20 triệu viên/năm của Rumani, Bungari, Ba Lan và các thiết bị hầm sấy lò vòng, máy cắt tự động, máy đùn hút chân không... như: Tân Xuyên, Cao Ngạn, Hợp Thịnh, Hạ Long, Tiêu Giao, Đông - Đoài thôn, Bá Hiến..., góp phần cung cấp đủ nhu cầu gạch xây của thời kỳ kiến thiết đất nước.

Đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi cả nước chuyển mạnh mẽ sang cơ chế thị trường, sản phẩm gạch ngói nung trở thành mặt hàng chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Trên toàn quốc, đặc biệt là khu vực phía Bắc, các lò gạch tư nhân bung ra ồ ạt. Gạch ngói của tư nhân tuy chất lượng thấp nhưng giá bán chỉ bằng 2/3 nên vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Trong khi đó, năng lực công nghệ của các nhà máy vẫn chưa có bước cải thiện đáng kể nên sức cạnh tranh kém, công nhân dù vất vả, tận tâm với nghề nhưng thu nhập vẫn rất thấp kém. Cả Liên hiệp đứng trước câu hỏi: Tồn tại hay không tồn tại? Lúc này, lãnh đạo Liên hiệp, đứng đầu là Tổng giám đốc Trần Ngọc Quang quyết tâm: Bằng mọi giá phải tạo ra bước nhảy vọt để tồn tại và phát triển, từ đó góp phần cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập để “đổi đời” nghề thợ gạch.

Đầu năm 1991, sau một thời gian dài khẩn trương nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt thiết bị, lò nung tuynel đầu tiên của Việt Nam tại Nhà máy gạch Hữu Hưng. Nhà máy chính thức đi vào vận hành đã mở ra trang mới cho toàn ngành sản xuất VLXD. Hầm sấy tuynel một kênh liên hợp + nhà kính phơi gạch đã tạo thành công nghệ sản xuất gạch ngói “made in Việt Nam”. Công nghệ này đã nhanh chóng được nhân lên trong cả nước và cho đến tận hôm nay vẫn tiếp tục được bổ sung hoàn thiện và ứng dụng chủ đạo trong toàn ngành sản xuất gạch ngói đất sét nung. Chấm dứt thời kỳ lao động thủ công năng nhọc trong điều kiện môi trường ô nhiễm và quá phụ thuộc vào sức người của nghề sản xuất gạch. Thành công của Nhà máy Hữu Hưng đã chỉ rõ yếu tố khoa học chính là “kim chỉ nam” cho công cuộc đổi mới sản xuất.

Kể từ năm 1995, VIGLACERA nhanh chóng trở thành Tổng Công ty nhà nước có đóng góp to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong lĩnh vực VLXD thông qua việc đầu tư đột phá nhiều dự án mới về sản xuất công nghiệp. Trong bối cảnh thị trường gạch ốp lát ceramic được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn bởi cung lớn hơn cầu, còn xu hướng tiêu dùng gạch granite thì ngày một cao - dự báo lên tới 30% tổng mức tiêu thụ gạch ốp lát, VIGLACERA đã quyết tâm thực hiện dự án đầu tư Nhà máy gạch granite tại KCN Tiên Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) với công nghệ thiết bị hiện đại của hãng SACMI. Sản phẩm mới nhưng công cuộc chinh phục thị trường không hề dễ dàng. VIGLACERA Tiên Sơn đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, thay đổi về mẫu mã, kích thước, chất lượng và giá bán hợp lý, nên dần khẳng định được tên tuổi trên thị trường VLXD và dần chiếm lĩnh “ngôi đầu”của ngành sản xuất granite Việt Nam.

Trong khi gạch cotto là cái tên còn xa lạ đối với cả khu vực chứ không riêng thị trường Việt Nam, nhưng Ban Lãnh đạo VIGLACERA đã dự đoán trước được nhu cầu tiêu dùng của dòng sản phẩm đất sét nung mới mẻ này và quyết tâm đầu tư, sản xuất. Nhà máy Gạch cotto Hạ Long ra đời. Chỉ sau một thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, cotto VIGLACERA đã thiết lập được chỗ đứng vững vàng với doanh thu tiêu thụ cả thị trường nội địa & xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh mẽ. Đến nay, tại Nhà máy gạch cotto Hạ Long, VIGLACERA tiếp tục nâng tổng công suất thiết kế của Nhà máy lên 4 triệu m2/năm. Lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là ở châu Á, gạch đất sét nung tạo hình từ phương pháp dẻo, sấy cao tần và thời gian nung nhanh đã thành công.

Như vậy, từ vị thế doanh nghiệp đầu tiên mở đường vào công nghệ sấy nung gạch tuynel, VIGLACERA tiếp tục là người đi đầu về công nghệ sản xuất sứ vệ sinh, gạch ốp lát cao cấp, vật liệu chịu lửa và kính xây dựng chất lượng cao. Sản xuất gạch cotto, gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung, đầu tiên cũng chính là VIGLACERA, đến “Nano hóa” sản phẩm sứ vệ sinh cũng không ai khác ngoài cái tên ấy... Ngoài ra, VIGLACERA đã phát triển chuỗi sản phẩm granite từ kích thước 400x400mm, 600x600mm đã lên tới khổ siêu lớn 800x800mm và 800x1.200mm. Điểm ưu việt của công nghệ là sản phẩm có độ hút nước bằng không, bề mặt siêu bóng chống bám bẩn, chống mài mòn, độ cứng bề mặt chỉ sau kim cương.

VnCharm

Nguồn tham khảo :

http://www.viglacera.com.vn/detail.aspx?param=1034Z3JvdXBpZD0wOTA1JnpvbmU9JmlkPTY3NA

Bình luận của bạn