Tăm tre xứ Đoài
Người Việt Nam không ai là không sử dụng chiếc tăm xỉa răng sau bữa ăn. Chiếc tăm gắn bó hàng ngày với chúng ta từ khi biết cầm chiếc đũa ăn cơm cho đến khi xuôi tay biệt ly vào cõi vô cùng. Công dụng thông thường của chiếc tăm thì ai cũng biết, nhưng nhiều khi nó còn làm nhiều nhiệm vụ khác ở từng hoàn cảnh cụ thể, trong đời sống hàng ngày rất phong phú của người dânvùng quê xứ Đoài yêu dấu
Người Việt Nam không ai là không sử dụng chiếc tăm xỉa răng sau bữa ăn. Chiếc tăm gắn bó hàng ngày với chúng ta từ khi biết cầm chiếc đũa ăn cơm cho đến khi xuôi tay biệt ly vào cõi vô cùng. Công dụng thông thường của chiếc tăm thì ai cũng biết, nhưng nhiều khi nó còn làm nhiều nhiệm vụ khác ở từng hoàn cảnh cụ thể, trong đời sống hàng ngày rất phong phú của người dânvùng quê xứ Đoà
Vật liệu để làm một chiếc tăm có thể bằng gỗ, bằng tre. Người miền Nam thường hay dùng tăm gỗ,ë xø §oµi,khi đi cày cấy ngoài đồng xa, người nông dân còn dùng thân cây cỏ bông may, cọng rơm… làm tăm, sau bữa cơm giữa đồng vội vã. Nhưng có lẽ thông dụng nhất, dễ kiếm, dễ sử dụng và “bền” nhất là tăm tre. Tăm gỗ dễ gãy, phải sử dụng rất nhiều chiếc mới có thể hoàn thành công việc vệ sinh “bộ nhai nghiền”. Còn tăm tre có đủ các tố chất cứng, mềm, dẻo tựa như một sự kết hợp hài hòa âm dương trong thuyết ngũ hành. Cây tre gần gũi và có rất nhiều ở các làng quê nên chiếc tăm tre trở nên thông dụng nhất của người xứ Đoài nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Một ngày nào đó của thời xa lắm, bất chợt đã đến giờ ăn cơm, ông bà ta có việc gấp cần phải đường đột đến nhà ai. Hoặc giả có thể nhà ta hôm ấy “đứt bữa”, nhưng vì muốn sang nhà hàng xóm uống chén nước, chuyện gẫu cho quên đi cái đói đang sôi réo.Những người đàn ông nhà ta thường dùng chiếc tăm đặt bên khóe miệng làm một “cứu cánh” để thông báo ngầm cho gia chủ rằng “nhà cháu” đã dùng bữa rồi, cả nhà cứ tự nhiên đi. Như vậy sẽ đỡ phiền cả họ lẫn cả ta, ấy là những bậc tiÒn bèi cña xø §oµi b¶o thÕ . Lúc đó, chiếc tăm nhỏ nhoi, bình thường thôi, nhưng nó đã là “sứ giả” của một cử chỉ văn hóa trong giao tiếp của người xứ Đoài nói riêng , người Việt Nam nói chung
Người xứ Đoài quê tôi thường chẻ Chiếc tăm tre có thể dài tới 10, 20phân được cho vào ống tre treo bên cột cánh giại, hoặc có thể chỉ ngắn chừng dăm phân, bảy phân đựng trong các hộp gỗ sơn mài, hộp sứ, lọ thủy tinh… để trên bàn uống nước, trên bàn thờ của các gia đình.
Mùa xuân – Mùa của lễ hội và cưới hỏi,những chàng rể đến nhà ông bà nhạc dùng bữa đầu tiên, những cô dâu mới cưới về nhà chồng, sẽ gây được thiện cảm, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với các bậc bề trên, chỉ cần thông qua chiếc tăm tre bình dị. Khi ông bà cha mẹ, anh chị vừa buông đũa bát, hãy khẩn trương đi lấy tăm, rót nước ngay mà không phải hỏi “tăm nhà mình để đâu nhỉ?”, thế là đã có thể “thi” xong phần đầu về cái sự lễ nghi, phép tắc của người mới “nhập gia” còn nhiều thứ phải “tùy tục”. Mà vạn sự khởi đầu nan, ấn tượng tốt đẹp đầu tiên đạt được với các bậc phụ huynh, sẽ khởi đầu của mọi sự hanh thông sau này trong đường ăn, nết ở của chàng rể, nàng dâu mới, vốn dĩ là trung tâm để mọi người hay để ý, xét nét. Mà điều này lại bắt đầu chỉ từ một chiếc tăm rất nhỏ nhoi thôi, nếu biết dùng nó để cư xử với những thành viên trong gia đình cho lễ phép. Nói như vậy để thấy rằng một chiếc tăm, chẳng có giá trị vật chất nhiều, nhưng nó lại là vật chuyển tải những thông điệp của văn hóa, của lễ nghi, của tình cảm ở một dân tộc vốn dĩ rất là “trọng tình, trọng nghĩa, trọng sự hiếu đễ”.
Cử chỉ có văn hóa hay không của người Việt Nam cũng được xét nét trong cách dùng tăm. Những người sau khi đi ăn cỗ nhà lân bang khi ra về, thường tiện thể dùng chiếc tăm xiên mấy miếng thịt về làm phần cho con trẻ, nêu chỉ một vài miếng gọi là chút lộc thơm thảo của người lớn nhường nhịn, thì được coi là sự thường, nhưng cố tình dùng chiếc tăm thật dài để xiên thành sâu, đến mức chiếc tăm oằn cong, ấy lại bị coi là người tham lam. Những người khi cầm tăm xỉa răng, ngoáy chọc, lại cắn giập một đầu quét qua quét lại như dùng chổi quét răng, thì bị coi là thô tục, vô duyên. Nhưng nếu như dùng chiếc tăm bé nhỏ bằng hai tay che kín miệng xỉa răng, sao mà thấy ý nhị, dễ thương và có văn hóa biết bao. Người xứ Đoài bảo những người như thế là “con nhà có giáo dục, có nề nếp gia phong”.
Đúng là nhỏ nhoi, tầm thường là chiếc tăm, ý nghĩa lớn lao cũng từ chiếc tăm trong đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân xứ sở mang đậm nền văn hóa lúa nước này.
Ta đã đi qua bao nhiêu vùng miền, chui qua bao nhiêu đố cửa, và cũng đã sử dụng nhiều loại tăm khác nhau, nhưng thấy có một nơi chiếc tăm tre được tôn vinh, được trân trọng như một thứ “quốc hồn, quốc túy”. Đó là những chiếc tăm tre ở thị xã Sơn Tây, của vùng quê xứ Đoài, mảnh đất có hàm lượng văn hóa cổ truyền đậm đặc, nơi phát tích của hai vị vua Bố cái đại vương Phùng Hưng và Ngô Quyền, nơi có Đền Và mang huyền tích đẹp về Sơn Tinh, hay còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ, vị thần trong Tứ Bất Tử của truyền thuyết nước Nam, được dân gian ngưỡng kính bao đời.
Bà Dương Thị Dậu ở số nhà số 11, phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây chạc tuổi 60, cho biết: “Chiếc tăm tre ở đây được làm rất công phu, nhỏ xinh, có độ nhẵn bóng và đều tăm tắp. Nó không phải là thứ tăm tẩm sấy vót nhọn hai đầu, để trong hộp nhựa cứng như ta vẫn thường thấy trong các nhà hàng, khách sạn. Nó là thứ tăm tre mang đậm nét văn hóa xứ Đoài”.
Những gói tăm tre xứ Đoài này được làm rất công phu. Người dân Thành Sơn cho rằng tăm là thứ cho vào miệng, không làm cẩn thận thì có tội với “thần khẩu”, cho nên họ rất khó tính khi chọn tre để vót tăm. Đó là những cây tre không già, không non, có vỏ xanh sẫm, người xứ Đoài gọi là tre bánh tẻ. Những cây tre này được người làm tăm mua về cưa bỏ mấu, rồi cạo hết phần tinh tre (vỏ xanh bên ngoài). Sau đó, họ chỉ tước lấy phần cật tre, rồi dùng chiếc dao nhỏ như lá lúa, kiên trì vót từng cái tăm. Với bàn tay thuần thục, chẳng cần sự can thiệp của bất cứ loại máy móc nào mà những chiếc tăm nhỏ, mỏng manh cứ đều chằn chặn nhìn bắt mắt và rất dễ thương. Hơn thế nữa, sau khi đã vót xong, người làm tăm xứ Đoài còn để những bó tăm vào những chiếc mâm nhôm, mâm đồng và đặt lên bếp sấy cho khô, nên khi sử dụng chiếc tăm vừa khô ráo, vừa dẻo, lại vừa cưng cứng rất khó gãy, cộng với việc không tẩm ướp hương liệu, nên nó còn mùi vị của thứ tre bánh tẻ rất dễ chịu, khiến cho người dùng nó như đang thưởng thức hương vị làng quê, mà chợt nhớ tới tiếng xào xạc của những rặng tre trong mùa thay lá, để rồi bồi hồi nhớ quê hương bản quán thanh bình của mình, khi ở nơi xa xứ.
Có một điều hết sức thú vị là không hiểu bắt nguồn từ đâu, hay là từ vị thơm mộc mạc, sự sạch sẽ, nhẵn bóng của những chiếc tăm tre Thành Sơn, đã hấp dẫn du khách thập phương, mà hiện nay nhiều người có dịp đến Sơn Tây, thường đến khu vực thành cổ, ngoài tìm mua món đặc sản bánh tẻ của làng nghề Phú Nhi, bao giờ cũng mua một vài chục gói tăm về dùng và làm quà cho người thân. Bây giờ, nếu có dịp du khách được mời đến dự lễ hội, hoặc hội nghị ở Thành Sơn, trong túi quà tặng khách, bao giờ những người mến khách ở Thành Sơn cũng để chục gói tăm tre. Thế là tự nhiên, những gói tăm tre của Thành Sơn trở thành đặc sản, trở thành món quà quê nhỏ xinh mà nghe ra ý nhị vô cùng. Chiếc tăm tre của thị xã xứ Đoài, không chỉ được mang đến các miền quê trong nước, mà hiện nay nó đã vượt cả nửa vòng trái đất đem cái tình nghĩa cố hương đến cho những người con ở xa tổ quốc. Bà Dậu cho hay: Những chiếc tăm tre bà đang vót, đã được người ta đặt mua để gửi cho người nhà ở Canađa. Bà Dậu còn bảo: “Nhiều người đã đặt mua hàng trăm gói tăm để gửi cho người nhà là Việt kiều ở tận bên Đức, bên Mỹ ”
Một buổi trưa nắng chảng trên vùng đất nhiều “sấm sét, sỏi, sắn” này, ta dừng chân bên thành cổ Sơn Tây. Trong một không gian rất bình lặng, như một miền quê, chứ không ồn ào như nhiều thành phố trẻ khác, ta chợt thấy rất nhiều em nhỏ và các cụ già đang cặm cụi vót tăm dưới những bóng mát của cây cối xanh tươi, mà lòng xốn xang như đang về một thời xa xăm nào đó rất yên bình, chứ không phải là đang ở giữa thời kinh tế thị trường sôi động. Chính lúc này, ta mới nắm được cái thần thái, cái nét riêng của một vùng đất cổ, nó mộc mạc và chân chất, bình dị và sáng trong, phải chăng vì thế mà từ cái tăm của người Thành Sơn cũng có nét văn hóa riêng biệt, phản ánh sự cần cù, thật thà, của con người xứ Đoài còn đọng lại từ ngàn năm nay.
Chiếc tăm tre xứ Đoài, một vật dụng bình thường, nhưng ở tầng ý nghĩa văn hóa nó là thói quen, là tập quán, là cốt cách của những hậu duệ giống Lạc Hồng. Cho nên những người mang hồn Việt, dù đi đâu, dù xa tổ quốc vạn dặm, vẫn không quên được nó: Chiếc tăm tre xứ Đoài -Việt Nam.