Tầm cao nghệ thuật tranh thêu Đà Lạt

Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, tranh thêu Việt Nam đã dần vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật. Trong đó, không thể không nói đến sự góp mặt của tranh thêu XQ đã góp phần làm nên một nét văn hóa đặc sắc.

Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, tranh thêu Việt Nam đã dần vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật. Trong đó, không thể không nói đến sự góp mặt của tranh thêu XQ đã góp phần làm nên một nét văn hóa đặc sắc.

Cái tên XQ không chỉ đơn thuần là cái tên ghép của người sáng lập mà nó còn mang ý nghĩa như một sự ủy thác của nghề thêu, của người phụ nữ. Mỗi mũi kim như một lời nguyện ước thành kính cho một nền hòa bình cho mỗi con người chúng ta.

Tranh thêu lụa của Việt Nam như đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật khi nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân vạch một hướng đi mới cho nghề thêu truyền thống Việt Nam bằng cách kết hợp các đặc điểm của nghệ thuật đồ họa với kỹ thuật thêu cổ truyền Việt Nam, đặc biệt hơn cả các chủ đề truyền thống của dân tộc Việt đã thay thế các nội dung mang đậm nét Trung Hoa thường thấy ở các thế kỷ trước trong các bức tranh thêu. 

Ông Võ Văn Quân- Người sáng lập sử quán XQ chia sẻ: Đối với nghề thêu này tôi cố gắng làm sao dùng những sợi chỉ mà bây giờ trở thành bí truyền. Thông qua những sợi chỉ đó họ cảm giác rằng đi vào thế giới tâm linh, tìm được vẻ đẹp của mình quê hương xứ sở của mình và tự hào về cái nghề của mẹ. Giá trị nghệ thuật thẩm mỹ nằm ở đó.

Chủ đề tác phẩm tranh thêu sẽ đưa người xem như lạc vào một rừng màu sắc phong phú, gần gũi của những miền quê Việt Nam. Không bị bó hẹp  nội dung như tranh thêu truyền thống với các chủ đề " ngư- tiều- canh-mục" hay " tùng- cúc- trúc- mai", tranh thêu XQ rất đa dạng với nhiều chủ đề như tranh phong cảnh, tranh phong thủy,  tranh một mặt, tranh hai mặt,  tranh chân dung.

Những bức tranh ở đây như được chắt lọc từ sự tinh hoa, đầu óc sáng tạo của các nghệ sỹ đã được nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật nhận xét, nghệ thuật ở đây không chỉ là những sợi chỉ được chọn lựa, sắp xếp trong mối tương quan logic với nhau mà nó đã được đi xa hơn thế để đem lại một cái gì đó thuộc về cách nhìn của thế giới chúng ta bằng hình ảnh của một cõi âm nhạc và qua cõi đõ có thể diễn đạt để mọi người cảm nhận.

Anh Phạm Thanh Hiệp- du khách Đồng Nai cảm nhận: Tôi rất ngạc nhiên và ấn tượng về những bức tranh thêu và cách sắp đặt ở XQ này. Tôi ví dụ những cái khăn ở đây rất đơn giản nhưng các nghệ nhân ở đây sắp đặt để khi mình nhìn vô gây ấn tượng với mình. Nó tạo cho mình cảm giác hấp dẫn nghệ thuật.

Ông Đỗ Viết Nhã- Du Khách TP HCM chia sẻ: Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi thấy xưởng này rất là đẹp, tranh rất đẹp và phong cảnh cũng rất đẹp. Đây là nơi dừng chân của du khách khi đến thăm quan Đà Lạt.

Không chỉ giới thiệu cho người xem hay những người yêu thích nghệ thuật thêu một cách đầy đủ và chi tiết về nghề mà hiện tại với khoảng 3.000 nghệ nhân lành nghề cùng sự đầu tư không ngừng lớn mạnh, XQ sử quán đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì một nét đẹp về nghề thủ công truyền thống Việt tại Đà Lạt, giới thiệu đến bạn bè quốc tế cả tinh hoa của nghệ thuật thêu tay, lẫn sự khéo léo trời cho của nghệ nhân Việt qua những sản phẩm đặc sắc của mình.

Tranh thêu XQ đã góp phần tạo thêm nét đặc sắc cho nghề thêu tranh và văn hóa Việt Nam. Đây không chỉ là món quà mang đậm nghĩa tình quê hương đối với người Việt xa quê mà còn là quà lưu niệm đậm chất Việt Nam cho khách du lịch quốc tế.

Bình luận của bạn