Bánh cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa

Bánh cáy Thái Bình, hấp dẫn thực khách ban đầu cũng bởi cái tên. Loại bánh tưởng chừng quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa... những mùi vị của thênh thang đồng ruộng... Không cần những biển báo địa giới, không cần những lời hỏi thăm đường xá vòng vèo, qua đất Nam Định, có một đặc điểm người ta biết đã đặt chân tới đất Thái Bình, ấy là bạt ngàn những cửa hàng bán bánh cáy.

Bánh cáy Thái Bình, hấp dẫn thực khách ban đầu cũng bởi cái tên. Loại bánh tưởng chừng quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa... những mùi vị của thênh thang đồng ruộng... Không cần những biển báo địa giới, không cần những lời hỏi thăm đường xá vòng vèo, qua đất Nam Định, có một đặc điểm người ta biết đã đặt chân tới đất Thái Bình, ấy là bạt ngàn những cửa hàng bán bánh cáy.

alt

Như bánh đậu xanh của Hải Dương, bánh phu thê của Bắc Ninh, bánh cáy từ bao đời nay đã trở thành một niềm tự hào miền đất lúa. Bánh cáy là quà ngon được làm từ bàn tay khéo léo của những người dân làng Nguyễn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Từ thành phố Thái Bình, xuôi theo quốc lộ 10, rồi rẽ vào quốc lộ 39, gặp xã Nguyên Xá, ngửi thấy từ đầu làng mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp, của nha, của mứt, ấy là khứu giác tự mách bảo với ta, đến đất làng Nguyễn- quê tổ món bánh cáy làm nức lòng thực khách.

Bánh cáy làng Nguyễn, đặc sản quê lúa Thái Bình. Bánh cáy Thái Bình, ban đầu có tên bánh cay, được làm ra bởi một bà lão quanh năm với nghề nông, mang tiến vua được ngợi khen, làng Nguyễn từ đó nức tiếng với món bánh cay độc đáo. Một giấc mơ của bà lão kì lạ có con cáy đến khóc, lúc bà qua đời, xác bà khi mang xuống biển lại có sóng rẽ, đón bà vào lòng đại dương, từ đó, tên bánh cáy được đặt cho món bánh ngọt ngon. Bánh cáy trước đây được làm hoàn toàn thủ công, nhưng nay, đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, máy móc hỗ trợ người làng Nguyễn rất lớn trong việc làm ra những vuông bánh ngọt thơm.

Bánh cáy làng Nguyễn hôm nay được sản xuất hiện đại hơn, với những người thợ làm bánh lành nghề, chuyên nghiệp.

Tận mắt chứng kiến một dây chuyền sản xuất bánh cáy của một gia đình có truyền thống lâu năm với món bánh độc đáo này, mới thấy hết được cái tâm người ta dành cho món ăn quê hương. Bánh cáy làng Nguyễn được làm hoàn toàn bằng nông sản quê hương: nếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, lạc, vừng rang vàng giòn rụm, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp đường, mứt bí dẻo thơm, mạch nha, hương bưởi dịu thơm cho món bánh thêm hấp dẫn.

alt

Bánh cáy làng Nguyễn chính hiệu phải làm cầu kì chứ không đơn giản. Nếp cái hoa vàng ngâm nước, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (người làng Nguyễn gọi đây là "con cáy"). Thóc tẻ bung trong nồi gang, cho xòe cánh thành một thức gọi là "nẻ". Mỡ phần loại ngon, cơm dừa bào sợi, cho ướp đường nửa tháng. Chiên vàng nẻ, "con cáy", trong dầu ăn. Mạch nha được ủ công phu từ mầm lúa gạo đem nấu già trên bếp than đỏ hồng, đảo thật khéo, thật đều tay cáy con, nẻ, mỡ phần, cơm dừa, mứt bí, gừng sợi, thêm hương hoa bưởi đến độ kết dính thích hợp. Xong xuôi, bánh cáy cho vào khay ép phẳng, tranh thủ lúc bánh còn nóng rắc một lớp vừng lạc cho thơm. Một anh thợ lành nghề tay thước, tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoắt. Từng vuông bánh khi ấy đem đóng hộp, dãn nhãn, sẵn sàng mang đến những thực khách đang nóng lòng thưởng thức.

Đóng gói những vuông bánh cáy truyền thống. Công nghệ có hiện đại, máy móc giúp cho người làm bánh đỡ cực trong việc nhào trộn nguyên liệu, chiên, ép bánh, nhưng người làm bánh làng Nguyễn có tâm vẫn ngày đêm trăn trở tìm ra một công thức trộn nha thế nào để bánh không quá ngọt, không quá nhạt, nấu sao cho bánh vừa chín dẻo, mà không cháy, không khô cứng.Miếng bánh cáy ngon phải có độ dẻo, ngọt vừa phải, gạo nếp, lạc vừng dậy mùi. Cắn miếng bánh thấy cái lạ miệng khi trong đó có mứt bí, cơm dừa sần sật, cay cay nồng nồng của mùi vị gừng tươi, nhấp chén nước trà đăng đắng thấy hương vị hòa quyện.

VnCharm

Nguồn tham khảo

http://www.vietnamhouse.vn/dacsan/thaibinh/banh-cay-lang-nguyen-dac-san-que-lua.html

 

Bình luận của bạn