Bánh dày Gia Lộc dẻo thơm
Giữa muôn vàn việc làm Hải Dương như làng nghề có gốm sứ Chu Đậu, hay những đặc sản như vải thiều Thúy Lâm, bánh đậu xanh,… thì bánh dày Gia Lộc cũng là thức quà được ưa chuộng ở khắp mọi miền đất nước. Giống như bất kì món ăn đặc sản nào ở vùng miền khác nhau, bánh dày Gia Lộc cũng mang trong mình một câu chuyện về truyền thống, về những người làm bánh vất vả, một nắng hai sương.
Giữa muôn vàn việc làm Hải Dương như làng nghề có gốm sứ Chu Đậu, hay những đặc sản như vải thiều Thúy Lâm, bánh đậu xanh,… thì bánh dày Gia Lộc cũng là thức quà được ưa chuộng ở khắp mọi miền đất nước. Giống như bất kì món ăn đặc sản nào ở vùng miền khác nhau, bánh dày Gia Lộc cũng mang trong mình một câu chuyện về truyền thống, về những người làm bánh vất vả, một nắng hai sương.
Gia đình anh Cao Thọ Thiệp (54 tuổi) là gia đình làm bánh dày ngon có tiếng ở khu phố Cuối. Chị Hoa, vợ anh Thiệp đang xới cơm nếp ra một chiếc bao dứa sạch để giã bánh. Cơm vẫn còn nóng, từng làn khói ấm tỏa ra hương thơm nồng nàn của gạo nếp cái hoa vàng. Hai người luân phiên giã bánh bằng chiếc chày gỗ cao quá đầu người. Cơm nếp nhuyễn dần và dính quện vào nhau thành một thớ bánh mượt mà. Sau khoảng 15 phút, công đoạn giã bánh hoàn thành.
Anh Thiệp học nghề làm bánh dày từ mẹ và gia đình anh vẫn giữ được nghề truyền thống cho đến nay. Làm bánh dày có ít công đoạn nhưng đòi hỏi tay nghề cao. Gạo làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng thì mới bảo đảm được độ dẻo, mềm, thơm của bánh. Gạo vo và đãi sạch đến khi nước trong veo thì ngâm trong nước mưa hoặc nước sạch 6 tiếng mùa hè, 8-10 tiếng mùa đông, nếu ngâm quá lâu, gạo sẽ bị chua. Sau đó để gạo róc nước và nấu cách thủy từ 50-60 phút. Người đứng bếp phải có kinh nghiệm khi sử dụng lượng nước ở nồi đáy cho phù hợp với số lượng gạo. Đây cũng là yếu tố quyết định đến việc có thể làm thành bánh dày hay không. Cơm nếp sẽ bị khô, sượng hoặc cháy nếu đổ ít nước và bị nhão nếu nhiều nước. Công đoạn tiếp theo là giã bánh.
Trước đây, bánh được giã thủ công và tốn rất nhiều sức. Những gia đình làm nghề này phải thức dậy từ 3 giờ sáng để nấu cơm nếp, giã và vắt bánh. Ngày nay, tuy đã có máy xay nhưng cơm nếp xay xong vẫn được giã lại bằng chày để bảo đảm độ dẻo và dính của bánh. Chị Cao Thị Bình (59 tuổi) đã gắn bó với nghề làm bánh dày 35 năm, cho biết: “Cơm nếp phải được giã nhuyễn đến khi không còn nổi những mụn nhỏ li ti. Lá chuối rửa sạch, lau khô dùng để đựng bánh. Trước khi vắt bánh, nên thoa dầu ăn vào tay để không bị dính. Với 1 kg gạo nếp sẽ làm được 1,3 kg bánh dày”.
Hiện nay, ở Gia Lộc nhiều người đi du lịch thường mang theo bánh dày để thưởng thức dọc đường. Các chùa cũng thường đặt làm bánh dày để dâng hương trong dịp lễ hội và ngày Tết. Cách đây hàng chục năm, bánh dày là món quà sáng được nhiều đứa trẻ mong đợi mẹ mua về sau các phiên chợ.
Đến nay, thứ bánh dân giã ấy đã trở thành một trong những đặc sản ẩm thực của thị trấn Gia Lộc. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương. Họ quen gọi ngắn gọn là “bánh dày giò, xôi nén chả”. Chiếc bánh dày trắng mịn, chỉ mới đưa lên miệng đã cảm nhận được mùi vị béo ngậy của giò, thoang thoảng hương thơm của gạo nếp và lá chuối xanh. Anh Bùi Quý Hải (59 tuổi) ở phố Nguyễn Văn Trang, thị trấn Gia Lộc cho biết: “Bánh dày là món ăn quen thuộc của tôi từ còn nhỏ và đến nay vẫn vậy. Bánh dày vừa dẻo lại vừa dai, khi ăn cũng sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của gạo. Hơn nữa, giá cả rất phải chăng, chỉ 10 nghìn đồng một cặp bánh dày giò hoặc xôi nén chả”.
Hiện có hơn 10 gia đình làm bánh dày ở Gia Lộc, mỗi gia đình tiêu thụ trung bình từ 7-8 kg/ngày. Bánh được làm hoàn toàn từ gạo nếp cái hoa vàng nên có thể giữ được độ dẻo đến 48 tiếng, bảo quản bằng cách cho bánh vào túi ni-lông, buộc chặt. Khi bánh bị khô, có thể chế biến bằng cách thái thành các miếng mỏng, rán giòn và chấm với nước mắm ăn cũng rất ngon.