Bánh đúc rau câu độc đáo ở Quảng Trị

Nếu bạn thích thú khám phá ẩm thực đường phố Quảng Trị khi có dịp đến thăm vùng đất này, sẽ có rất nhiều điều thú vị bất ngờ dành cho bạn. Ngoài những món ăn nổi bật để bạn thưởng thức như bánh canh vạt giường, với bánh lai thơm tuyệt hay bánh bột lọc Quảng Trị, còn có một món ăn dân dã đi vào tiềm thức của người xứ Quảng và ngày nay trở thành đặc sản tiếp đãi du khách tham quan – đó chính là Bánh đúc rau câu.

Nếu bạn thích thú khám phá ẩm thực đường phố Quảng Trị khi có dịp đến thăm vùng đất này, sẽ có rất nhiều điều thú vị bất ngờ dành cho bạn. Ngoài những món ăn nổi bật để bạn thưởng thức như bánh canh vạt giường, với bánh lai thơm tuyệt hay bánh bột lọc Quảng Trị, còn có một món ăn dân dã đi vào tiềm thức của người xứ Quảng và ngày nay trở thành đặc sản tiếp đãi du khách tham quan – đó chính là Bánh đúc rau câu.

Bánh đúc rau câu không chỉ xuất hiện trong các hàng quán từ lề đường hay nhà hàng sang trọng, mà món ăn dân dã này được trang nghiêm xuất hiện trong các bữa tiệc lễ, giỗ, hỏi, cưới, họp mặt bạn bè, trong các bữa ăn gia đình thân thuộc.

Ở Quảng Trị nếu rau mứt dùng để nấu canh thì cây rau câu được dùng để làm bánh đúc. Hình dạng của cây rau câu cũng không có gì lạ, cây màu nâu, thân và cành cây nhỏ, lá mỏng manh như liễu rũ. Phần cuối lá rau câu giống hình cái móc, bện thành từng lớp và bám vào đá ở dưới nước, dưới những chân sóng. Do đặc tính ấy, nên người dân muốn hái cây rau câu phải đợi những ngày gió lặng, nước thủy triều đã rút hết mới có thể hái được rau câu.

Đá cát khi hái về còn dính dưới chân rau thì nhặt bỏ rồi rửa sạch. Nếu không rửa sạch thì khi nấu nồi canh không ngon, nhám xít. Kéo theo Bánh đúc rau câu sẽ không bao giờ đông cứng được. Vì là rau biển nên có nhiều vị mặn, người làm cần rửa nhiều lần hay ngâm nước ít lâu cho vị mặn tan bớt.

Bắc nồi lên bếp cho nước sôi rồi thả rau câu vào nước, thông thường là 1 kg rau tương ứng với một nửa lít nước. Để lửa sôi để ninh nhừ rau câu cho đến khi rau chuyển sang màu xanh. Nước sền sệt đã chuyển sang đặc quánh lại. Bạn chú ý trên mặt nồi không còn lớp bọt nào là được.

Rau câu sắp chín rồi thì bạn phải chuẩn bị bát và lá. Ở Quảng Trị có loại lá bai và người dân dùng lá bai để lót khuôn làm bánh rau câu này. Hai chiếc lá bai xếp úp sấp chĩa đầu nhọn vào nhau rồi đặt vào từng cái bát. Lá bai có bản to, hình trái tim, một mặt màu xanh, mặt trái màu trắng sữa rất đẹp. Rau câu đã chín thì dùng muôi múa vào nhẹ nhàng từng bát. Bạn đoán biết điều gì sẽ xảy ra không? Trong một chớp mắt thôi bạn ạ, những chiếc lá bai kia đã hoàn thành sứ mệnh góp phần làm đông cứng những chiếc bánh đúc màu xanh rêu và trong suốt như thủy tinh vậy.

Bánh đúc rau câu là món ăn dành cho ẩm thực đường phố Quảng Trị dùng để ăn chơi. Khi thưởng thức, bạn dùng tay bóc lớp lá bai ra, xắt Bánh đúc rau câu thành từng miếng và quệt vào ruối nhồi – đây là đặc sản nước chấm độc đáo của xứ Cửa Tùng đấy bạn. Mùi ruốc vị chanh, cộng cái cay cay của ớt và vi mát lạnh của rau câu sẽ khiến bạn không thể quên khi thưởng thức đặc sản Bánh đúc rau câu độc đáo của xứ Quảng này.

Bình luận của bạn