Đến An Giang ăn bánh chăm

Để làm bánh “ha nàm căn”, người ta dùng bột mì trộn với trứng vịt, đánh đều tay cùng đường thốt nốt. Sau đó, đặt chảo nhôm dày lên bếp lửa cháy đỏ rực; đợi chảo nóng thì phết một lớp dầu, rồi đổ hỗn hợp bột trên vào, rắc thêm lớp mè rang thơm và đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ.

Các bạn đã bao giờ ăn bánh Chăm chưa?

Đến huyện An Phú, các bạn sẽ thấy những chiếc bánh màu vàng mỡ gà có hình dáng kỳ lạ, đó là bánh “ha nàm căn” và bánh “cô ăm” – hai loại bánh dân dã của dân tộc Chăm ở An Giang.

Kết quả hình ảnh cho bánh chăm an giang

Để làm bánh “ha nàm căn”, người ta dùng bột mì trộn với trứng vịt, đánh đều tay cùng đường thốt nốt. Sau đó, đặt chảo nhôm dày lên bếp lửa cháy đỏ rực; đợi chảo nóng thì phết một lớp dầu, rồi đổ hỗn hợp bột trên vào, rắc thêm lớp mè rang thơm và đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ.

5 phút sau khi bánh chín, người ta xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.

Còn bánh “cô ăm” thì được làm bằng bột gạo xay nhuyễn trộn với đường thốt nốt, cũng đem nướng như bánh “ha nàm căn”. Khi bánh chín, có màu trắng, ăn không béo.

Thưởng thức bánh Chăm dân dã như một cách gợi nhớ thời ấu thơ của mình với những chiếc bánh quê của người Kinh ở miền Tây Nam Bộ.

Ăn bánh Chăm ở đâu?

Làng Chăm Đa Phước, xã Đa Phước, huyện An Phú, An Giang là nơi dân tộc Chăm sinh sống. Bạn có thể tìm thấy món bánh Chăm ở đây.

Bình luận của bạn