Dẻo thơm bánh giầy làng Gàu
Là người dân đất Việt, khi nhắc đến bánh giầy chắc hẳn ai cũng nhớ đến sự tích 'Bánh trưng bánh giầy' thời Lang Liêu, đời vua Hùng Vương. Đây là loại bánh thơm ngon, dẻo dai, trắng mịn mang đầy ý nghĩa. Cho đến ngày nay, bánh giầy vẫn được người dân làm rất ngon để tỏ lòng tưởng nhớ đến đức vua Hùng - người có công dựng nước của dân tộc ta. Văn Giang - Hưng Yên là một vùng quê mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi đây có một thứ đặc sản nổi tiếng, đó là bánh giầy làng Gàu, xã Cửu Cao.
Là người dân đất Việt, khi nhắc đến bánh giầy chắc hẳn ai cũng nhớ đến sự tích 'Bánh trưng bánh giầy' thời Lang Liêu, đời vua Hùng Vương. Đây là loại bánh thơm ngon, dẻo dai, trắng mịn mang đầy ý nghĩa. Cho đến ngày nay, bánh giầy vẫn được người dân làm rất ngon để tỏ lòng tưởng nhớ đến đức vua Hùng - người có công dựng nước của dân tộc ta. Văn Giang - Hưng Yên là một vùng quê mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi đây có một thứ đặc sản nổi tiếng, đó là bánh giầy làng Gàu, xã Cửu Cao.
Những chiếc bánh giầy truyền thống làng Gàu được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp cái hoa vàng. Gạo được ngâm với nước sạch sau đó giã đều tay rồi nặn thành những chiếc bánh giầy trắng tinh, tròn trịa. Công đoạn làm nhân bánh khá cầu kỳ, cần sự khéo léo của người làm, nhân bánh làm từ đỗ xanh, đỗ được ngâm và đãi sạch vỏ, tiếp đến đồ chín rồi giã nhuyễn và cuối cùng là nắm thành những nắm nhỏ xinh. Khi bột và nhân đã làm xong người làm sẽ tra nhân vào giữa rồi nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon. Nếu muốn có bánh nhân mặn thì người làm cho thêm thịt nạc băm hoặc xay nhỏ rồi xào với đỗ xanh để làm nhân. Nếu người dùng thích bánh ngọt thì thêm đường vào nhân đỗ xanh là được. Sau khi đồ xong, bánh sẽ có màu trắng tinh, tròn trịa, dẻo dai và mùi thơm ngon đến khó cưỡng. Để tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn, người làm bánh sẽ đặt bánh vào những chiếc lá chuối màu xanh đã được cắt theo hình tròn vừa với chiếc bánh.
Bánh Giầy làng Gàu trắng trẻo, thơm ngon có hương vị đặc trưng đã trở thành một đặc sản của quê hương . Người dân địa phương cho rằng bánh giầy có ý nghĩa hòa hợp và hạnh phúc, bởi vậy mà có câu:
"Mâm cao cỗ đầy,
Không bằng bánh Giầy làng Gàu"