Kỳ công bánh chưng Tranh Khúc
Những ngày cuối năm, làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại nhộn nhịp làm bánh chưng đón Tết. Đây cũng là nguồn cung cấp bánh chưng chủ yếu cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận mỗi dịp xuân về Tết đến.
Những ngày cuối năm, làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại nhộn nhịp làm bánh chưng đón Tết. Đây cũng là nguồn cung cấp bánh chưng chủ yếu cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận mỗi dịp xuân về Tết đến.
Bí quyết để làm nên thương hiệu bánh chưng có tiếng này là nhờ cái tài và tâm của người làm bánh.
Người làm bánh chưng Tranh Khúc không chỉ cần mẫn, thức khuya dậy sớm mà còn phải tỉ mẩn trong từng công đoạn, từ khâu chọn lá, vo gạo đến thổi đậu, chọn thịt, gói và luộc bánh.
Như chọn lá dong thì phải chọn lá thật xanh, tươi, được lấy từ các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai… Gạo nếp phải là loại nếp cái hoa vàng, được nhập từ những quê gạo nổi tiếng như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương. Thịt lợn được lấy tại địa phương, chủ yếu là thịt nạc mông, vai nhưng ngon nhất vẫn là thịt ba chỉ.
Một điều quan trọng nhất với người làm bánh chính là khi gói phải thật chặt tay và lúc luộc phải điều chỉnh nước và lửa.
Chính bởi tiếng lành đồn xa, bánh chưng Tranh Khúc đã được Sở Công thương Hà Nội và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ KH&CN) công nhận đạt tiêu chí nhãn hiệu làng nghề bánh chưng, bánh dày truyền thống.
Theo anh Đặng Tiến Lễ, Ban quản lý thương hiệu làng nghề Tranh Khúc, hiện nay toàn thôn đã có 165 hộ trên tổng số 215 hộ đăng ký thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc. Không chỉ dừng lại ở các thị trường Hà Nội, và các tỉnh lân cận, đến nay bánh chưng Tranh Khúc đã mạnh dạn xuất khẩu ra thị trường quốc tế như Úc, Singapore…
VnCharm
(Saigon ẩm thực)