Thượng Đình: Khẳng Định Một Thương Hiệu Giày

Công ty Giầy Thượng Đình thành lập năm 1957, tiền thân là Xí nghiệp (XN) X30 thuộc Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) với nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và dép cao su cho bộ đội.

Công ty Giầy Thượng Đình thành lập năm 1957, tiền thân là Xí nghiệp (XN) X30 thuộc Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) với nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và dép cao su cho bộ đội

alt

Năm 1961, Giầy Thượng Đình được chuyển giao cho Cục Công nghiệp Hà Nội quản lý, sau đó tiếp nhận thêm một số công ty hợp doanh và đổi tên thành Nhà máy Cao su Thụy Khuê. Năm 1970, Nhà máy sáp nhập với XN Giầy vải Hà Nội, lấy tên là XN Giầy vải Hà Nội và tên Giầy vải Thượng Đình được gọi khi hợp nhất với XN Giầy vải Thượng Đình vào năm 1978. Từ đây, sản phẩm của Giầy Thượng Đình được đa dạng hóa và chất lượng không ngừng được nâng cao.

Đặc biệt, Giầy Thượng Đình đã mở ra một hướng đi mới là tìm đối tác hợp tác đầu tư để xuất khẩu (XK). Tháng 9-1992, lô hàng đầu tiên được XK sang thị trường khó tính là Pháp và Đức với đòi hỏi cao về mẫu mã, chất lượng, từ đó mở ra thời kỳ phát triển mới về sản phẩm, công nghệ, thị trường cho Giầy Thượng Đình.

Tháng 7-2003 Hiệp định Mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN (AFTA) có hiệu lực. Sau một tháng thực hiện hiệp định này, mặt hàng giày dép của Thái Lan và một số nước lân cận đã xuất hiện khá nhiều tại thị trường Việt Nam, song người tiêu dùng hầu như không mấy mặn mà vì chất lượng, kiểu dáng cũng như giá của những sản phẩm này không bằng và thậm chí còn có khoảng cách khá xa so với sản phẩm của Thượng Đình.

Để hội nhập AFTA, công ty đã đưa ra thị trường thêm 20 mẫu sản phẩm giày dép mới, nhất là các loại giầy thể thao, giày thời trang, được thanh, thiếu niên coi là "mốt". Những sản phẩm này không chỉ đạt về chất lượng mà giá cũng hợp lý do đơn vị đã khai thác tối đa nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước thay thế cho nguyên liệu nhập ngoại giá cao, nhưng chất lượng như nhau.

alt

Giày nhãn hiệu Thượng Đình được tiêu thụ tại thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và được ưa chuộng tại thị trường nội địa. Với quyết tâm không "thua trên sân nhà", ngay trong tháng đầu tiên thực hiện AFTA, công ty đã sản xuất và tiêu thụ hơn 300.000 đôi giày các loại. Sản phẩm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Năm 2005, kim ngạch XK của Giầy Thượng Đình đạt 4,7 triệu USD, đến cuối tháng 12-2006 đã đạt 5,4 triệu USD. Sự tăng trưởng này, phần quan trọng là nhờ đã phát triển thêm một số thị trường mới ngay trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Từ 2005 và năm 2006, Giầy Thượng Đình đã có những đơn hàng xuất đi Mỹ, Nam Phi, Pêru, Mêhicô... theo xu hướng không có quota.

Những bước chuẩn bị của Thượng Đình đã giữ được "sân nhà" và không làm biến động đến lao động. Được biết, XK chỉ có mùa vụ (giày vải từ tháng 10 đến tháng 4) nên phải tập trung toàn bộ lực lượng để hoàn thành các đơn hàng XK.

Hết mùa XK là thời gian làm hàng trong nước. Năm 2009, tiêu thụ nội địa đạt khoảng 3,6 triệu đôi, XK 2,5 triệu đôi. Vậy là vừa ổn định được thị trường, vừa tạo sự ổn định về việc làm cho lao động trong DN.

VnCharm

Nguồn tham khảo

http://doanhnghiep.portals.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1744:khang-dinh-mot-thuong-hieu-giay&catid=146:thuong-hieu&Itemid=335

Bình luận của bạn