Bánh mì lưỡi heo sốt pate trong biệt thự cổ ở Sài Gòn
Để có được hương vị hòa quyện giữa pate, gia vị và sốt lưỡi heo đòi hỏi khâu chọn nguyên liệu như lưỡi heo, gan heo, gan gà… thật kỹ lưỡng, luôn tươi mới và sơ chế sao cho không còn mùi. Lưỡi loại dày và tròn, màu sáng, phần tiếp giáp với cuống họng trắng để không bị đọng huyết, được rửa sơ và luộc khoảng 5 phút, xả nước lạnh, cạo sạch rồi thái lát.
Xuất hiện ở TP HCM từ năm 1990, món ăn này được lòng thực khách bởi sự kết hợp ẩm thực Á – Âu. Đĩa pate có sốt lưỡi heo ăn kèm với bánh mì là một trong các biến tấu của bánh mì Sài Gòn.
Đây là món ăn gia truyền, giữ nguyên công thức qua 3 thế hệ, từ nguyên liệu đến tỷ lệ nêm nếm gia vị. Chủ quán cho biết nếu ngày nào đi chợ không chọn được nguyên liệu như ý thì sẽ không làm món này, bởi mọi công đoạn phải tuân thủ công thức tạo thành món ăn gia truyền.
Để có được hương vị hòa quyện giữa pate, gia vị và sốt lưỡi heo đòi hỏi khâu chọn nguyên liệu như lưỡi heo, gan heo, gan gà… thật kỹ lưỡng, luôn tươi mới và sơ chế sao cho không còn mùi. Lưỡi loại dày và tròn, màu sáng, phần tiếp giáp với cuống họng trắng để không bị đọng huyết, được rửa sơ và luộc khoảng 5 phút, xả nước lạnh, cạo sạch rồi thái lát.
Pate được làm theo công thức 80% gan heo, còn lại là gan gà, để có vị thanh, không gây ngán. Lưỡi heo và pate nấu cùng với hành củ, cà rốt, gia vị để có được món lưỡi heo sốt pate thơm và đậm vị sốt.
Khi đĩa thức ăn mang ra cho khách, phần pate hòa quyện nước sốt tạo thành hỗn hợp đặc sánh, ăn kèm bánh mì nóng giòn. Nước sốt ngấm vào bánh mì để thực khách cảm nhận toàn bộ hương vị món ăn. Vị đậm tự nhiên của pate, lưỡi heo giòn, thêm chút cà rốt và rau thơm tạo cảm giác không ngán.