Bánh tầm cay Cà Mau hương vị Miền Tây ở vùng đất mũi

Ẩm thực Cà Mau không thiếu món ngon trứ danh nhưng bánh tầm cay vẫn có chỗ đứng nhất định. Chỗ đứng ấy chính là hương vị bình dị của gạo nhà quê, chính là nét mộc mạc trong cách bày biện món ăn, bày trí hàng quán đơn sơ mà thực khách không thể tìm được trong hàng loạt đặc sản hay nhà hàng sang trọng khác. Thế mới nói về Cà Mau mà chưa ăn bánh tầm cay coi như chưa biết hương vị miền Tây.

Ẩm thực miền Tây dân dã, mộc mạc như chính con người nơi đây. Nếu khách thập phương muốn tìm vị chất miền Tây ấy hãy chọn bánh tầm cay Cà Mau.

Ẩm thực Cà Mau không thiếu món ngon trứ danh nhưng bánh tầm cay vẫn có chỗ đứng nhất định. Chỗ đứng ấy chính là hương vị bình dị của gạo nhà quê, chính là nét mộc mạc trong cách bày biện món ăn, bày trí hàng quán đơn sơ mà thực khách không thể tìm được trong hàng loạt đặc sản hay nhà hàng sang trọng khác. Thế mới nói về Cà Mau mà chưa ăn bánh tầm cay coi như chưa biết hương vị miền Tây.

Nói là món ăn nhưng chính xác hơn phải là món ăn đường phố, bánh ăn chơi bởi bánh tầm cay chủ yếu bán di động hoặc trên vỉa hẻ, dưới hiên nhà. Thực khách của chúng đa dạng đủ mọi tầng lớp từ dân lao động cho đến tri thức hay đám học sinh. Có lẽ chính điểm này cũng là yếu tố tạo thêm sức hấp dẫn cho món bánh.

Cách chế biến món bánh tầm cay

Bánh tầm cay nhưng đôi khi cũng được gọi thành bánh tằm cay. Tìm hiểu nguyên nhân mới hóa ra sợi bánh có hình dạng to mập trắng trẻo như những con tằm. Để làm được bánh, người thợ phải mất khá nhiều công sức chế biến và chăm nom. Họ cần chọn gạo ngon, ngâm qua đêm rồi sáng sớm đem xay thành bột. Thứ bột mịn này sau khi hòa với nước theo tỉ lệ nhất định thì đem hồ trên bếp riu riu lửa. Ngày xưa, chưa có máy móc hỗ trợ những người đàn ông khỏe nhất của gia đình sẽ đảm nhận khâu se sợi. Họ sẽ rắc một lớp bột khô lên chiếc mâm lớn hoặc đồ vật có bề mặt thật phẳng để chống dính, sau đó dùng đôi bàn tay dẻo dai tách hồ thành từ sợi to bằng ½ ngón tay út (khoảng cọng bánh canh bây giờ). Cách làm thủ công mất nhiều thời gian công sức nhưng bù lại sợi bánh dai ngon hơn. Sau khâu chế biến sợi bánh, người ta sẽ làm thêm các nguyên liệu khác như xíu mại, thịt nướng, cà ri hay tàu hũ ky để tô thêm hương vị cho món ăn. Tùy theo góc độ sáng tạo và bàn tay khéo léo của người đầu bếp, mỗi kiểu bánh sẽ cho cảm nhận riêng. Đó cũng là nét đặc trưng ẩm thực Cà Mau trong món ăn.

Hương vị bánh tầm cay

Nhiều kiểu chế biến, nhiều hương vị nhưng người Cà Mau vẫn thích nhất kiểu bánh tầm cay cà ri gà và xíu mại. Họ nói rằng vị cay nóng của cà ri với vị ngọt béo bùi của xíu mại kết hợp với sợi bánh tằm thơm là sự quyện hòa của ngũ vị giác quan, thể hiện cái hồn của ẩm thực miền Tây. Mà mỗi vị như vậy lại kèm bí quyết riêng. Như làm bột cà ri thì phải có đầy đủ thành phần: đinh hương, đại hồi, bột nghệ, quế chi, hạt mùi khô và ớt khô; tất cả rang thơm sau đó nghiền thật mịn. Có bột đúng tiêu chuẩn mới đem nấu cùng gà làm sạch để có sốt cà ri gà ngon. Riêng xíu mại cần loại thịt lợn ngon có cả nạc lẫn mỡ, gia giảm gia vị vừa tay để khi kết hợp với nước sốt cà ri vẫn thấy được vị của xíu mại. Chế biến xong thành phần, bây giờ người bán sẽ theo ý của thực khách để bày biện món ăn.

Một chiếc nồi to sôi sùng sục trên bếp than hồng, có khách người bán sẽ vớt từ trong đó ra những sợi bánh tầm trong đục, béo mẫm cho vào chiếc đĩa trắng tinh. Khách gọi cà ri gà họ sẽ dưới lớp sốt cà ri sền sệt vàng au tràn mặt bánh và bày thêm thịt gà, mề gà hay huyết gà. Và không quên gửi kèm đĩa rau sống có giá tươi, húng quế và chén muối tiêu chanh để ăn kèm.Gọi xíu mại sẽ bày hai ba cục xíu mại tròn quay nóng hổi lên trên để khách thưởng thức.

Đã gọi là bánh tầm cay thì vị chủ đạo sẽ là cay, cay nồng cay xé nhưng không lấn át vị béo vi chua ngọt của các thành phần khác. Cay toát mồ hôi, ngọt tận xương, chua thanh, mặn đạm. Do đó, ăn không cảm thấy ngán mà thấy đã vô cùng. Món bánh đồng quê đặc trưng ẩm thực Cà Mau thưởng thức thời điểm nào cũng ngon: điểm tâm, ăn trưa ăn xế hay tối. Không chỉ ăn no bụng, đầy đủ chất mà còn đã xương tủy.

 

Bình luận của bạn