Béo thơm bánh quặng miền Tây

Theo má, làm bánh quặng rất dễ dàng so với các loại bánh khác. Trước hết, quấn lá chuối thành hình phễu, quặn thật chặt, dùng muỗng nhỏ múc bột (vừa đủ) cho vào phần đáy quặng (tránh bột tràn ra ngoài), rắc một ít hành lá xắt nguyễn lên, phần lá chuối thừa gài xuống mặt đáy. Cuối cùng, xếp bánh vào xửng (phần đáy bánh xếp ngược lên) hấp cách thủy, khoảng 30 phút sau là bánh chín. Nhưng nếu như thế mới chỉ là hình thức bên ngoài của chiế bánh mà thôi!. Muốn được chiếc bánh quặng thơm ngon, đạt chất lượng bên trong khi ăn thì: bột bánh phải dai, có vị béo, ngọt, thơm ngon, vừa miệng là cả một quá trình do sự khéo tay và “bí quyết” riêng của từng người làm bánh nữa!...

 

Tôi còn nhớ, muốn làm loại bánh này, má tôi phải chuẩn bị chọn gạo ngon, không lẫn tạp chất đem ngâm nước trước một đêm và sáng hôm sau mang gạo ra cối đá bên hè nhà xay thành bột.

Một hôm đi chợ thấy người bán bánh quặng trong rổ, lòng bồi hồi nhớ về tuổi thơ nơi quê nhà, trong những ngày nghỉ hay dịp lễ, má tôi thường làm bánh quặng cho anh em tôi thưởng thức. Đây là thứ bánh dân dã của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đúng như tên gọi của nó, bánh được làm từ bột gạo, không nhân, trông giống như cái quặng (cái phễu) được gói bằng lá chuối (dài khoảng 0,5 - 1,5 cm).          

Tôi còn nhớ, muốn làm loại bánh này, má tôi phải chuẩn bị chọn gạo ngon, không lẫn tạp chất đem ngâm nước trước một đêm và sáng hôm sau mang gạo ra cối đá bên hè nhà xay thành bột. Tâm trí anh em chúng tôi lúc ấy chỉ tơ tưởng đến món ăn do má làm nên chẳng thể nào chợp mắt được mà thức dậy thật sớm để xem má làm bánh

alt

Những chiếc bánh quặng với lá gói màu xanh cỏ úa, ruột bánh màu trắng nõn, béo thơm, trông thật hấp dẫn!. (Ảnh: BCT)

Trong ánh sáng chập choạng của buổi sớm mai, tôi thấy hình dáng gầy gò của má đang dùng hết sức lực trên đôi tay ốm yếu xay cối bột mà mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo, khiến anh em tôi xúc động vô cùng!. Thấy tiếng động sau lưng, má quay lại nhìn anh em chúng tôi với đôi mắt hiền hòa, bao dung và mắng yêu “sao thức sớm quá vậy các con?”. Sẵn dịp này, anh em chúng tôi đồng thanh nói: Má có việc gì nhờ con phụ một tay với?. Thế là, má nhoẽn miệng cười hiền hòa, phân công anh Hai tôi ra sau vườn dùng sào “thọc” dừa khô; còn chị em tôi ra trước sân hái và rọc lá chuối xiêm lau sạch phơi heo héo, cắt nắm hành lá, rửa sạch xắt nhuyễn. Khi má xay bột xong cũng là lúc mọi phụ liệu anh chị em tôi đã sẵn sàng như: nước cốt dừa để ra tô, lá chuối xé miếng vừa kích cỡ để ra sàng, hành lá xắt sẵn để ra chén, cùng với các gia vị (muối, đường,.). Với những động tác khá ”điệu nghệ”, má đổ bột vào thau pha cùng nước cốt dừa, ít muối, đường, nêm nếm vừa khẩu vị (nhớ bột không quá loãng!) và má dùng vá đảo đều cho bột hòa tan và chuẩn bị đổ bánh.

Trong khi chờ đợi nhóm bếp, má vui vẻ chỉ dẫn cho chúng tôi kỹ thuật làm bánh cũng như kinh nghiệm. Má muốn để sau này khi tôi có gia đình biết làm bánh ngon cho chồng con thưởng thức. Theo má, làm bánh quặng rất dễ dàng so với các loại bánh khác. Trước hết, quấn lá chuối thành hình phễu, quặn thật chặt, dùng muỗng nhỏ múc bột (vừa đủ) cho vào phần đáy quặng (tránh bột tràn ra ngoài), rắc một ít hành lá xắt nguyễn lên, phần lá chuối thừa gài xuống mặt đáy. Cuối cùng, xếp bánh vào xửng (phần đáy bánh xếp ngược lên) hấp cách thủy, khoảng 30 phút sau là bánh chín. Nhưng nếu như thế mới chỉ là hình thức bên ngoài của chiế bánh mà thôi!. Muốn được chiếc bánh quặng thơm ngon, đạt chất lượng bên trong khi ăn thì: bột bánh phải dai, có vị béo, ngọt, thơm ngon, vừa miệng là cả một quá trình do sự khéo tay và “bí quyết” riêng của từng người làm bánh nữa!...

Thật thú vị, trong những ngày hè về quê được thưởng thức món bánh quặng thơm ngon và đầy hấp dẫn do má chế biến. Dùng tay lột nhẹ miếng lá chuối, bột bánh màu trắng mịn màng, mềm mại hiện lên trước mắt thật quyến rũ!. Cho miếng bánh vào miệng nhai chậm rãi, sẽ cảm nhận được vị béo, dai của bột, của nước cốt dừa và mùi thơm đặc trưng của bánh lan tỏa vào vòm miệng, thật tuyệt vời!...

Nguồn: Dân Việt

Bình luận của bạn