Bình dị cháo mực Sài Gòn

Đây là món ăn phổ biến của người dân vùng Đồng Tháp Mười ở miền Tây Nam Bộ. Có hai nguyên liệu chính dùng để chế biến cháo mực là mực tươi và khô. Nấu bằng mực tươi thì cháo cho vị ngọt và ngon miệng hơn, nhưng những quán cháo ở Sài Gòn thường chọn mực khô để bảo đảm tiêu chí đầu tiên của món ăn này là rẻ.

Không phổ biến như cháo lòng, cháo gà... nhưng cháo mực vẫn được nhiều người ưa thích vì sự bình dị và ngon miệng.

Đây là món ăn phổ biến của người dân vùng Đồng Tháp Mười ở miền Tây Nam Bộ. Có hai nguyên liệu chính dùng để chế biến cháo mực là mực tươi và khô. Nấu bằng mực tươi thì cháo cho vị ngọt và ngon miệng hơn, nhưng những quán cháo ở Sài Gòn thường chọn mực khô để bảo đảm tiêu chí đầu tiên của món ăn này là rẻ.

Ngoài mực, các nguyên liệu của bát cháo còn có tiết lợn, giá đỗ. Nhiều nơi còn cho thêm tôm khô, da lợn... Cách nấu rất đơn giản. Mực khô ngâm với nước có pha thêm rượu trắng để khử mùi nồng. Khi mực đã mềm, rửa sạch, dùng kéo cắt thành từng sợi vừa ăn. Cho lên chảo xào sơ qua với một ít đường và nước mắm.

Mực sau khi đã xào xong, cho vào nồi cháo đang sôi cùng các nguyên liệu khác như: tiết lợn, tôm khô, da heo... Nêm lại gia vị vừa ăn, múc ra bát, cho vào một ít gừng thái sợi, giá, hành lá, thêm một ít tiêu và thưởng thức. Yêu cầu một bát cháo ngon không quá lỏng cũng không quá đặc, khi cho vào miệng, vị thơm của gừng hòa với trong vị cay nồng của tiêu làm tăng thêm hương vị đậm đà và thơm ngon.

Cháo mực rất dễ ăn và lành tính, bạn có thể ăn vào buổi sáng hay chiều tối. Ngoài ra, những lúc trong người cảm thấy mệt mỏi, tô cháo mực thanh đạm, ấm vị gừng sẽ làm bạn tỉnh táo và ngon miệng.

Bình luận của bạn