Kẹo dồi Nam Định: Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Kẹo có lớp vỏ màu trắng đục bên ngoài rất giòn và ngọt đậm nhưng không quá gắt. Bên trong lớp vỏ là phần nhân gồm những viên lạc, hay còn gọi là đậu phộng đã được rang nên rất thơm. Người ta thường ăn kèm kẹo với một ly trà nóng. Đặc biệt vào tiết trời lạnh mùa đông của khu vực phía Bắc thì được thưởng thức món này trong thời gian ấy là thật tuyệt.

Quê gốc của kẹo dồi là Nam Trực – Nam Định. Từ lâu đời, trong huyện có nhiều gia đình sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tiêu thụ ở các chợ quê, các thị trấn, dần dần lên đến thành phố và toả đi nhiều nơi.
Sở dĩ kẹo có cái tên thú vị như vậy bởi nó mang hình dạng giống như món dồi rất được ưa chuộng tại khu vực miền Bắc – Việt Nam

Kẹo dồi Nam Định

Kẹo dồi Nam Định

Kẹo có lớp vỏ màu trắng đục bên ngoài rất giòn và ngọt đậm nhưng không quá gắt. Bên trong lớp vỏ là phần nhân gồm những viên lạc, hay còn gọi là đậu phộng đã được rang nên rất thơm. Người ta thường ăn kèm kẹo với một ly trà nóng. Đặc biệt vào tiết trời lạnh mùa đông của khu vực phía Bắc thì được thưởng thức món này trong thời gian ấy là thật tuyệt.

Vỏ kẹo được làm từ mía đường đun lên thành keo kẹo, ăn rất dòn , vỏ kẹo mỏng chỉ khoảng 1mm thôi. Nhân kẹo là những viên lạc rang thơm đượt đặt trong vỏ kẹo.
keo-doi-nam-dinh 

Người làm kẹo trước hết phải có sức khoẻ tốt, có thế mới giải quyết được khâu làm vỏ kẹo. Người không có nghề nhìn màu trắng của kẹo cứ tưởng đố là bột nếp và đường. Không phải, đó chỉ là đường và nha cho vào hoán đến khi lấy đủ độ giòn(đủ tấc theo tiếng nhà nghề) đưa kẹo ra làm bớt nguội rồi đưa lên vật cột(tất nhiên là cái bột chuyên để làm công việc này), với sức lực đôi tay quai búa của người thợ rèn hay thợ đấu đắp đê quật mãi cho đến khi đường nha xốp trắng ra. Cả khối kẹo được dàn mỏng, càng mỏng càng tốt rồi cho hỗn hợp nhân lạc đã nhào đường, mạch nha, va-ni trông óng màu mật ong vào giữa, cuốn tròn hình như chiếc xe điếu. Sau đó đến công đoạn kỹ thuật khéo léo của người thợ rút kẹo trong lòng bàn tay sao cho những dây kẹo tròn dài và điều nhân bên trong mà bên ngoài vỏ kẹo không bị vỡ để lộ nhân lạc ra ngoài. Sau đó lấy dao chuyên dùng để thái vát kẹo thành những khoăng kẹo như những miếng dồi lợn.

Người làm kẹo giờ đây đỡ vất vả hơn xưa nhiều lắm để dồn công sức vào việc giữ vững truyền thống, cải tiến kỹ thuật, làm kẹo dồi xứng đáng là một trong những đặc sản của thành Nam.

Bình luận của bạn