Mềm thơm bánh giầy Dao
Từ lâu, cứ đến dịp Tết Hàn thực, bà con nơi đây lại tưng bừng, rộn rã giã bột làm bánh giầy. Để tạo những chiếc bánh giầy trắng tinh, dẻo thơm đòi hỏi nhiều công đoạn vô cùng cầu kỳ. Gạo để giã bánh là gạo nếp nương “thuần chủng”, hạt tròn, khi nấu thành cơm thì dẻo quánh, thơm ngào ngạt.
Người Dao nơi cao nguyên đá có món bánh giầy độc đáo như thể hiện tình yêu nước thiêng liêng của bà con nơi đây.
Từ lâu, cứ đến dịp Tết Hàn thực, bà con nơi đây lại tưng bừng, rộn rã giã bột làm bánh giầy. Để tạo những chiếc bánh giầy trắng tinh, dẻo thơm đòi hỏi nhiều công đoạn vô cùng cầu kỳ. Gạo để giã bánh là gạo nếp nương “thuần chủng”, hạt tròn, khi nấu thành cơm thì dẻo quánh, thơm ngào ngạt.
Đi Hà Giang vào dịp Tết Hàn thực, các bạn sẽ chứng kiến không khí tưng bừng, rộn ràng từ khâu chuẩn bị cho đến công đoạn giã bột làm bánh dày của bà con người Dao nơi cao nguyên đá.
Để tạo những chiếc bánh dày trắng tinh, dẻo thơm ngay từ khi thu hoạch lúa, người dân nơi đây đã chú trọng đến việc phơi thóc, chỉ phơi thóc ở nhiệt độ vừa phải để gạo nếp nương không gãy nát khi xay. Sau đó người ta chọn những hạt gạo nếp nương “thuần chủng”, hạt tròn đều đem vo qua, ngâm bằng nước suối khoảng 2 đến 3 tiếng rồi cho vào chõ để đồ xôi.
Khi xôi chín, người ta đổ ra những chiếc cối bằng gỗ, được khoét rỗng ruột, mùi thơm của gạo nếp tỏa ra thơm ngát, tranh thủ lúc xôi còn nóng, người ta bắt đầu giã bánh, vừa giã vừa dùng chày đẩy dồn cuộn bánh về một phía rồi giã lại theo chiều “cuốn chiếu” để xôi nhuyễn đều. Mỗi người một việc, khi các thanh niên trong bản giã bánh thì chị em phụ nữ sẽ chuẩn bị lá gói. Những tàu lá chuối rừng xanh mướt được lựa chọn kỹ, đem rửa sạch bằng nước suối rồi lau khô bằng khăn sạch. Khi xôi đã nhuyễn thành một khối dẻo dai thì nặn thành khối tròn, trắng mịn lót bên dưới là một lớp lá chuối. Nhìn chiếc bánh giầy Dao trắng tinh, thơm phức đặt giữa mảnh lá chuối rừng khiến món ăn thêm phần hấp dẫn.