Vùng đất Lũng Vân - Nơi có cái tên "Cây" lạ lẫm
Vùng đất Lũng Vân (hay còn gọi là Mường Chậm, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) bao năm nay vẫn được mệnh danh là “thung lũng trường thọ” bởi số người sống trên dưới 100 tuổi có rất nhiều. Theo lời truyền qua các thế hệ, chính loài kì thảo có cái tên “đái bay” đã giúp họ có cuộc sống như vậy.
Vùng đất Lũng Vân (hay còn gọi là Mường Chậm, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) bao năm nay vẫn được mệnh danh là “thung lũng trường thọ” bởi số người sống trên dưới 100 tuổi có rất nhiều. Theo lời truyền qua các thế hệ, chính loài kì thảo có cái tên “đái bay” đã giúp họ có cuộc sống như vậy.
Cây đái bay là một loại cây rừng mọc hoang, bám mình trên vách đá hoặc các cây cổ thụ. Nhiều người dân vùng này có thói quen khi lên nương cũng phải chuẩn bị một can nước lá đái bay mang theo để uống. Dù lao động cật lực nhưng khi uống vào sẽ thấy hết mệt mỏi.
Cây đái bay cũng thuộc dạng thân mềm như cây sắn dây, có lá to giống như lá thị, cả thân cây và lá đều có thể dùng được. Bà con dân tộc khi hái cây đái bay về sẽ cạo vỏ thật sạch, rửa qua vài lần nước suối, thái lát thật mỏng rồi phơi khô. Sau khi đun nước sôi thì thả loài cây này vào.
Nước cây đái bay có màu đỏ, vị ngọt mát, đun đến nước thứ hai, thứ ba là ngon nhất, bởi lúc này sẽ xuất hiện mùi thơm thoang thoảng. Riêng với thân cây, chỗ nào phình ra to nhất thì sẽ cắt lấy dùng để ngâm rượu ngô hoặc dùng làm thuốc xông hơi.
Ngoài các công dụng trên, cây đái bay còn được ngâm cùng với rượu tỏi, hạt dổi, vỏ quế rồi bắt một con rết to cho vào sẽ có tác dụng trị đau gân, đau chân tay, sưng bầm, tím tái, phong thấp, cảm hàn... rất tốt.
Để hái được loài cây này phải mất khá nhiều công sức, có khi đi vào rừng sâu hàng tuần mà vẫn không lấy được. Nhất là mấy năm trở lại đây, nhiều thương lái miền xuôi ngược đường tìm đến săn tìm với giá cao khiến cây đái bay càng trở nên khan hiếm.