Văn Hóa Trà Việt
Ở Việt Nam, tục uống trà có từ lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Trong một tài liệu khảo cứu của Ủy ban khoa học xã hội thì người ta đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn – Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Đã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những chiếc nôi cổ nhất của cây chè thế giới.
Ở Việt Nam, tục uống trà có từ lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Trong một tài liệu khảo cứu của Ủy ban khoa học xã hội thì người ta đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn – Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Đã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những chiếc nôi cổ nhất của cây chè thế giới.
Văn hóa uống trà của người Việt gần gũi, giản dị, nhưng cũng rất đỗi tinh tế. Người Việt không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục mà uống trà với quan niệm rằng trà là một triết học về sự tế nhị và thanh tao. Uống trà chính là cách để con người giao hòa với thiên nhiên và môi trường. Khi pha trà, màu nước trà phải vàng sánh trong xanh, hương trà, hương hoa tự nhiên phản ánh một Việt Nam với rừng vàng, biển bạc, tài nguyên phong phú. Vị đắng chát gợi lên nỗi vất vả, cần lao của những người làm trà truyền thống bao đời nay. Hậu vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu tình, giàu nghĩa, có thủy, có chung.
Cách uống trà của người Việt cũng hết sức tinh tế. Khi uống trà, mọi người phải uống từng ngụm nhỏ, để cảm nhận hết cái dư vị thơm của trà, cái hơi ấm của chén trà tỏa vào hai bàn tay ấp ủ nâng chén trà trong những ngày đông lạnh giá, làm ấm lòng khách viễn đông. Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hóa và tình cảm của người đối thoại. Trong ấm trà ngon, người cùng uống tâm đầu ý hợp, dưới ánh trăng thanh gió mát, ngắm khung cảnh tĩnh mịch của núi rừng mà bàn luận nhân tình thế thái thì không còn gì thú vị hơn nữa.
Trà Việt rất phong phú về chủng loại sản phẩm, nhưng nhìn chung được chia thành ba loại: trà hương, trà mạn và trà tươi. Trà hương là loại trà đem lại cho người thưởng thức cái cảm giác thư thái, dễ chịu vô cùng. Trong trà Việt, sáu loại hoa bắt hương nhất thường được dùng để ướp trà là: nhài, cúc, ngâu, sói, mộc và sen. Trà mạn là một loại trà phổ biến ở Việt Nam, một loại trà không ướp hương nhưng chú trọng đến sự tinh tế trong cách thức thưởng thức trà. Trà mạn có hai loại chính: trà Tàu và trà Thiền. Trà Tàu ảnh hưởng nhiều từ tinh thần và phong cách của trà Trung Hoa, còn trà Thiền là cách uống trà mang nặng tính thiền, lấy trà làm duyên để hướng vào nội tâm. Trà tươi là loại trà được sử dụng phổ biến tại những ngôi làng cổ của người Việt. Người ta hãm những lá chè tươi rửa sạch để thiết đãi cả lãng vào mỗi tối.
Như vậy, trà đã đi vào tâm hồn người Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng, văn hóa trà Việt không chỉ thể hiện một thứ thức uồng phổ biến trong đời sống hàng ngày mà còn trở thành một phong tục tập quán, một thú vui thanh tao của người Việt.
VnCharm
Nguồn tham khảo:
Phong cách uống trà Việt Nam, http://trangon.com/phong-cach-uong-tra-viet-nam/k/12/vi/