Cơ điện Trần Phú xâm nhập thị trường Lào

“Thị trường Lào hiện không lớn, nhưng chúng tôi đánh giá đây là một thị trường đầy tiềm năng. Nước này có những ưu thế lớn trong việc phát triển thủy điện và đang là nước xuất khẩu điện trong khu vực. Trong thời gian tới, nhu cầu về các loại dây và cáp điện tại Lào sẽ tăng lên nhanh chóng”. Ông Nguyễn Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú nhận định.

Thương hiệu dây điện Trần Phú xâm nhập thị trường Lào trong lúc kinh tế nước này luôn tăng trưởng lần lượt 7,8% và 8,3% trong năm 2011 và 2012.

“Thị trường Lào hiện không lớn, nhưng chúng tôi đánh giá đây là một thị trường đầy tiềm năng. Nước này có những ưu thế lớn trong việc phát triển thủy điện và đang là nước xuất khẩu điện trong khu vực. Trong thời gian tới, nhu cầu về các loại dây và cáp điện tại Lào sẽ tăng lên nhanh chóng”. Ông Nguyễn Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú nhận định.

alt

Lào có dân số xấp xỉ 6,5 triệu người và đã gia nhập WTO tháng 2/2013. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường mới nổi này, thể hiện ở kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng đáng kể trong 2 năm qua. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 866 triệu USD, tăng 17% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, con số này đã đạt 504 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Từ đầu những năm 2000, công ty Trần Phú đã chuyển giao công nghệ cho đối tác tại Lào để hoàn thành dây chuyền sản xuất dây cáp điện tại đây. Sau đó, công ty tiếp tục cung cấp dây và cáp điện bán thành phẩm cho thị trường này. Công ty đã xuất khẩu sang Lào khoảng 3.500 tấn cáp đồng và nhôm, đạt kim ngạch hơn 10 triệu USD. Khách hàng quan trọng nhất của Trần Phú là Watana, doanh nghiệp tại Lào sản xuất dây cáp điện với công suất mỗi năm hơn 500.000 tấn.

“Có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu đồng và nhôm cho việc sản xuất dây điện tại thị trường Lào. Nhưng trong gần 10 năm trở lại đây, công ty Trần Phú - Trafuco luôn là đối tác duy nhất chúng tôi đã tin cậy để nhập khẩu dây và cáp điện bán thành phẩm phục vụ sản xuất”, Giám đốc Công ty Dây cáp điện Watana tại Viêng Chăn, Lào, cho biết.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam sang Lào đã đạt gần 15 triệu USD, tăng 311% so với cùng kỳ năm ngoái. “Công ty đang từng bước xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu tại Lào. Chiến lược này sẽ giúp Trần Phú ổn định được sản xuất khi tình hình kinh tế chưa thật sự khởi sắc tại Việt Nam, cũng như chuẩn bị cho những bước phát triển, mở rộng thương hiệu sang các nước trong khu vực trong thời gian tới”, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết thêm.

Cơ điện Trần Phú là một doanh nghiệp nhà nước nhưng có bước phát triển mạnh trong hơn 20 năm qua với thương hiệu dây điện Trần Phú chiếm thị phần lớn nhất ở khu vực phía Bắc. Khởi đầu từ một nhà máy nhỏ trên cơ sở sáp nhập hai xí nghiệp cơ khí trực thuộc sở Xây dựng Hà Nội năm 1984, Trần Phú đã mở rộng thành công ty cơ điện được cổ phần hoá với trên dưới 300 lao động và liên tục lọt vào Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Một trong những nguyên nhân khiến Trần Phú có thương hiệu mạnh trong hai thập kỷ qua là công ty chỉ tập trung vào lĩnh vực cơ điện chứ không đầu tư dàn trải. Trong ngành cơ điện, Trần Phú cũng chỉ tập trung vào sản xuất dây điện, sản phẩm có vị thế mạnh nhất đã đem lại tên tuổi cho Trần Phú. Thương hiệu Trần Phú vừa được nhận giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” tại thủ đô Viêng Chăn, Lào tối ngày 17/8. Giải thưởng này do Bộ Công Thương Lào, Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch Lào phối hợp cùng Đài Truyền hình Quốc gia Lào tổ chức nhằm mục tiêu tôn vinh, cổ vũ và khuyến khích những công ty có thương hiệu mạnh, đóng góp vào sự thịnh vượng chung trong ASEAN.

VnCharm

 

(Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú)

 

Bình luận của bạn