Cá cháy sông Hậu

Ăn cá cháy có nhiều cách. Cá được kho mặn trên lửa bếp riu riu để xương cá nhừ mềm như xương cá mòi đóng hộp. Đây là món ăn dài ngày trong gia đình hoặc đem cho tặng bà con xa đã từng có lần nếm thử và mê ăn cá cháy. Muốn ăn trong một bữa thì nấu canh nhưng cũng khỏi cần thêm thứ rau cải nào khác. Trứng cá nổi từng “vế” trên mặt tô canh “vàng hươm bóng lưởng”.

Khi nhũng ngọn gió chướng thổi qua làm rạo rực dòng sông Hậu dài rộng bao 1a, đó cũng là lúc vào rạng sáng sương thường giăng giăng trắng dòng sông. Sương mù đùng đục lan toả tạo cho dòng sông vốn đã thơ mộng càng thêm huyền ảo.

Kết quả hình ảnh cho cá cháy sông Hậu

Ngọn gió chướng lồng lộng thổi phồng ngực áo các cô thiếu nữ, thổi “nhổm” chân lông các chàng trai đồng thời thổi bung nhũng bông xoài thành quả xanh non, lúc đó dòng sông xuất hiện từng đàn cá cháy. Cá cháy là đặc sản quý của riêng vùng đất nhỏ nằm bên Sông Hậu. Nó không xuất hiện từng đàn suốt cả nhánh sông. Khoảng tháng giêng hai âm lịch về Tân Vinh, Vàm Tấn chúng ta sẽ thấy những chiếc xuồng gỗ chèo lững lờ ven sông, họ quăng lưới bắt cá. Gìống cá cháy kỳ 1ạ, vừa rời khỏi mặt nước đã vĩnh viễn từ giã cuộc đời. Dù người ta cẩn trọng “rộng” nó ngay tức khắc trong lườn ghẹ đầy nước. Vì vậy, bạn chài khi đánh bắt được vài mẻ lưới khấm khá phải đem cá ra chợ bán ngay cho còn tươi. Do đó muốn có cá ngon phải thức sớm trước khi mặt trời mọc. Nhũng tiếng rao cá cháy vang vang trên sông xa đầy ắp sương mù như mời gọi, như cuốn hút ta vào cuộc “đại yến". Mà khổ dễ đời người mấy ai có dịp thưởng thức cá cháy tươi.

Ăn cá cháy có nhiều cách. Cá được kho mặn trên lủa bếp riu riu để xương cá nhừ mềm như xương cá mòi đóng hộp. Đây là món ăn dài ngày trong gia đình hoặc đem cho tặng bà con xa đã từng có lần nếm thử và mê ăn cá cháy. Muốn ăn trong một bữa thì nấu canh nhưng cũng khỏi cần thêm thứ rau cải nào khác. Trứng cá nổi từng “vế” trên mặt tô canh “vàng hươm bóng lưởng”. Trứng cá Nga nổi tiếng thế giới chúng ta ít ai được biết nhưng trứng cá cháy ai đã ăn một lần sẽ nhớ đời. Ngoài vị béo không ngậy, hương lại thơm ngon khiến đã ngồi ăn không muốn đứng dậy.

Trứng cá đã ngon, ngon hơn cả thứ caviar ngoại quốc nhưng thịt cá lại càng ngon hơn. Những khúc cá mềm nhừ ngọt lịm cứ dính lấy đầu đũa trên tay người ăn liên tiếp chẳng muốn buông thôi. Ngoài sự ngon lành bổ béo của trứng cá của nạc cá, bạn sẽ còn nhiều may mắn thưởng thức thêm cái tuyệt hảo khác, đó là thứ xoài xanh bằm nhỏ thả vào nồi canh đang sôi. Chất chua dìu dịu của trái xoài chưa kịp để chín như đã tẩm ướp đẩy hương thơm trong ngọn gió chướng, kích động mạnh mẽ vị giác, càng như tăng thêm độ hương nồng của miếng cá nạc và chùm trứng. Lại nữa, cái vị chua quyến luyến của trái xoài xanh tan hoà trong tô canh nóng còn giúp ta tiêu hoá kịp thời cái thức ăn thời trân thích thèm không chán.

Con cá cháy quả là đa dụng: Khối người đã chỉ kén cá cháy thay vì cá lóc trong việc làm nguyên liệu chính cho món bún mắm mà người Hậu Giang ưa thích. Bún mắm chính là món bún nước lèo của người Khơme Nam Bộ. Thịt cá lóc đóng vai trò quan trọng trong món ăn đặc sản như thế nào thì thịt cá cháy cũng đóng vai trò y như vậy mà có thể còn quan trọng hơn là đằng khác. Bởi nhờ hương vị của cá cháy mà món ngon càng thêm ngon, nên Cá cháy được đứng ngang hàng cá lóc là lẽ đương nhiên. Còn nữa, nói đến cá cháy là nói đến một huyền thoại. Câu chuyện chẳng biết có thật hay không nhưng nó vẫn sống động trong hồi ức nhũng người dân sinh sống bên bờ sông Hậu ở độ tuổi 40-50 mươi trở lên. Với họ nhũng người “dư hương” cá cháy còn lại một vài hình ảnh mập mờ ẩn hiện trong sương sớm trên dòng sông Hậu. Rằng đó là một loài cá có vẩy, giống như cá dảnh nhưng lớn hơn nhiều. Vậy thôi. Bởi vì mặt sông Hậu vào tháng giêng hai âm lịch, sương mù có dày đặc cỡ nào đi chăng nữa thì cũng chẳng có ai chèo xuồng đi chài cá. Bởi vì cá cháy đã không còn để ăn sương mai như truyền thuyết đã kể. Có nhà khoa học thuỷ sản đã thông báo: “Cá cháy đã tuyệt chủng từ những năm sáu mươi. Tại sao? Chẳng có lời kết luận của một ai cả. Thật buồn và cũng thật thèm! Nhưng cũng có người cả quyết: cá cháy vẫn còn, vẫn còn đầy, vẫn còn ở một ngọn nguồn nước chảy nơi xa xăm nào đó mà dân vùng này chưa biết. Cá cháy cũng như chim trời, cả hai giống này là quà tặng của thiên nhiên. Biết đâu chẳng có một ngày cá cháy cũng đi trú đông lại quay trở về để tránh giá băng trong dòng nước đầu nguồn. Ngày đó là bao giờ? Chưa có một kỹ sư thủy sản nào mạnh dạn cộng bố. Thôi thì xin cứ đợi, cứ đợi như tượng đá vọng phu.



 

Bình luận của bạn