Ốc lác treo giàn bếp Đồng Tháp
Thịt ốc lác thường có màu vàng, giòn và ngọt chứ không mềm như thịt ốc bươu. Từ con ốc lác, người ta có thể chế biến thành các món đơn giản như luộc lá ổi hoặc hấp xả chấm nước mắm tỏi ớt; cầu kỳ hơn như nấu cari xả ớt, xào mặn xả ớt…
Hiện nay, phong trào mua ốc lác về nuôi đã được nhiều hộ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò tập trung thực hiện. Cách nuôi rất đơn giản, bởi chỉ cần vùi những con ốc lác xuống dưới lớp đất mỏng, chỉ sau 3 đến 4 tháng là đã có thể thu hoạch được với giá cả thường cao gấp đôi ốc thường.
Thịt ốc lác thường có màu vàng, giòn và ngọt chứ không mềm như thịt ốc bươu. Từ con ốc lác, người ta có thể chế biến thành các món đơn giản như luộc lá ổi hoặc hấp xả chấm nước mắm tỏi ớt; cầu kỳ hơn như nấu cari xả ớt, xào mặn xả ớt…
Để làm ốc lác treo giàn bếp thì người làm phải lấy loại to, mình ốc màu xám và theo kinh nghiệm thì cứ chọn ốc lác là ngon nhất. Bất cứ mùa nào cũng vậy, người ta bắt ốc đem về rửa sạch, đựng trong những chiếc giỏ đan bằng tre rồi treo chỗ cao trên giàn bếp. Loại ốc này treo giàn bếp 4-5 tháng mà chúng vẫn sống tốt, mập ra, béo ngậy lên do hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc ngửi khói xông lên là đúng món đặc sản khoái khẩu của người dân chốn vùng quê này.
Khi chế biến món ăn, người ta đem rửa sạch hết bụi bặm bên ngoài của ốc, đổ ốc vào một nồi chứa hỗn hợp khuấy đều bởi 4-5 trứng gà hoặc vịt (tuỳ theo lượng ốc) và sữa. Khi ốc đã uống hết nước hỗn hợp trên sau độ 20 phút, bắt từng con vặt đít cho vào nồi đã có sẵn một lớp sả, muối và ít nước, đun chừng mười phút khi ốc đã há miệng. Sau khi nước sôi, bạn bưng nồi ốc đảo đi đảo lại vài lần cho đều rồi đặt lại lên bếp chừng vài phút là ốc chín.
Thưởng thức ốc lác treo giàn bếp phải chậm rãi thì bạn mới có thể cảm nhận được hết vị ngon, vị mềm của thịt ốc, xen lẫn vị ngọt và cay của ớt, vị thơm nồng của sả. Nếu đến Đồng Tháp mà bạn đã từng có dịp thử món ốc treo giàn bếp, chắc chắn, hương vị đặc trưng của nó sẽ khiến bạn khó có thể quên được.