Ốc Nam Giao xứ Huế, hương thơm quyến rũ không thể cưỡng
Ốc Nam Giao Huế không chỉ là món ngon trong ẩm thực xứ Huế, mà còn được xem là một trong những món ăn đặc sản bình dân, mang phong cách lẫn hương vị đặc trưng của miền đất cố đô rất thơ mộng.
Ốc Nam Giao Huế không chỉ là món ngon trong ẩm thực xứ Huế, mà còn được xem là một trong những món ăn đặc sản bình dân, mang phong cách lẫn hương vị đặc trưng của miền đất cố đô rất thơ mộng.
Nếu du khách đi các tour du lịch Huế khi được nghe giới thiệu vể ẩm thực với món ăn ngon giản dị của miền đất này, thể nào du khách cũng nghe đến món Ốc Nam Giao Huế nổi tiếng. Không có nhiều thông tin ghi nhận tại sao gọi là ốc Nam Giao và nó xuất hiện khi nào, chỉ biết một điều ốc Nam Giao ngon theo một cách rất riêng và luôn để lại những ấn tượng khá mạnh mẽ nơi thực khách. Ốc Nam Giao nổi tiếng ngon bao nhiêu thì cũng nổi danh vì cay bấy nhiêu. Có những người phải thử đến 3 lần thì mới cảm nhận được vị ngon của ốc. Ốc Nam Giao có ốc hút và ốc bươu người ta bắt từ đồng ruộng, được ngâm qua nước để ốc nhả bớt bùn, rửa sạch rồi mới luộc. Người Huế chế biến món ăn thật khéo léo ngay cả món ốc luộc lúc nào cũng luộc vừa tới nên thịt ốc thật giòn và ngọt. Dùng kèm với ốc luộc là nước mắm gừng, có tỏi, ớt, rau sống tươi ngon với vả, dưa leo, chuối chát thái lát cùng bánh tráng hay bánh phồng tôm thơm giòn. Ấn tượng của món ốc Nam Giao lúc nào cũng là nước chấm đỏ rực, khiến không biết bao nhiêu thực khách nhìn qua đã phải e ngại, nhưng rồi vị thơm của ốc quyến rũ khiến người ta không thể không thử.
Các công ty du lịch trọn gói khi tổ chức các tour đến Huế thường dành một khoảng thời gian nhất định để giới thiệu với du khách về các món ăn Huế đặc sắc, để du khách không lỡ dịp hay bỏ qua những món ăn mà mình yêu thích. Có nhiều du khách đến Huế bao lần vẫn trung thành với những đĩa ốc Nam Giao nơi những con hẻm phục vụ các món bình dân của Huế, bởi họ không chỉ yêu thích mà còn tìm thấy trong món ăn giản dị này những nét đặc trưng của ẩm thực Huế rất tinh tế, trộn lẫn cái mộc mạc chân thành của người dân hiếu khách nơi xứ sở của chiếc nón bài thơ này.